Hoàn thiện một số quy phạm pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 134)

chưa thànhniên phạm tộitrong pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhấ t, sử a đổ i, bổ sung mộ t số điề u khoả n quy đị nh về nguyên tắ c xử lý các vụ án có NCTNPT theo hư ớ ng phù hợ p vớ i pháp luậ t hiệ n hành và phù hợ p vớ i chuẩ n mự c quố c tế mà Việ t Nam đã tham gia, ký kế t

Hướng sửa đổi Chương XXII BLTTHS, trước hết là quy định thủ tục tố

tụng chuyên biệt, đặc thù trong giải quyết vụ án hình sự có NCTNPT. Cụ thể, luận án đề xuất một số phương hướng sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy

định về quyền của NCTNPT thông qua các quy định về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử NCTNPT trong BLTTHS như sau:

Nguyên tắc chung khi tiến hành tố tụng đối với NCTNPT là những vấn

đề chung cần tiếp cận, xử lý khi giải quyết vụ án có nhóm đối tượng này tham

gia. Công ước quyền trẻ em và các điều ước quốc tế khác đều yêu cầu pháp luật quốc gia cần đảm bảo các nguyên tắc chung, cơ bản nhất để bảo vệ quyền trẻ em trong tố tụng hình sự, trong đó nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất là

đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Trong BLTTHS 2003 chưa có điều khoản nào quy định rõ nguyên tắc khi

giải quyết các vụ án liên quan đếnNCTNPT trong tố tụng hình sựphải cân nhắc để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em. Điều 69 của BLHS chỉ quy định nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai

tiễn, không phải lúc nào nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em cũng được coi là mối quan tâm hàng đầu, vẫn còn những người tiến hành tố tụng chưa quán triệt

triệt để nguyên tắc này trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến trẻ em. Để thể hiện rõ những quan điểm và tư tưởng này, kiến nghị bổ sung một điều luật vào Phần thứ nhất - Những quy định chung, Chương II - Những

nguyên tắc cơ bản của BLTTHS hiện hành, trong đó quy định các nội dung

mang tính nguyên tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan

đến NCTNPT. Trên cơ sở nguyên tắc chung này, sẽ định hướng tiếp theo các

định chế cụ thể về quyền của NCTNPT. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho người tiến hành tố tụng xem xét, cân nhắc khi ra các quyết định xử lý vụ án có

NCTNPT. Cụ thể, đề nghịbổ sung một điều luật mới về tiến hành tố tụng đối với

NCTNPT. Trongđiều luật này cần thể hiện những nội dung sau đây:

- Mọi hoạt động tố tụng hình sự tiến hành đối với người tham giatố tụng là NCTNPT phải bảo đảm tránh gây tổn hại về sức khỏe, tâm lý, nhân phẩm và phải đảm bảo lợi ích hợp pháp tốt nhất cho họ.

- Hoạt động tố tụng hình sự tiến hành đối với NCTNPT phải được thực

hiện nhanh chóng, kịp thời, trong môi trường thân thiện.

- Tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư củaNCTNPT. Các thông tin cá nhân của

NCTNPT tham gia tố tụng phải được bảo đảm giữ bí mật. Việc công bố bất kỳ

thông tin nào dẫn đến việc nhận dạng được NCTNPT đều bị cấm, trừ khi có

quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

- Người tiến hành tố tụng phải cân nhắc các biện pháp khác nhau cho các

vụ án có liên quan đến NCTNPT, bảo đảm tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ sức

khỏe và tránh gây tổn hại cho các đối tượng là NCTN khác có liên quan.

Thứ hai, sử a đổ i, bổ sung quyề n củ a NCTNPT trong các quy đị nh về hoạ t độ ng điề u tra, truy tố , xét xử

Khắc phục những vướng mắc, bất cập nảy sinh trong nhận thức và áp dụng quy định của BLTTHS hiện hành về thủ tục tố tụng đối với NCTNPT, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáp ứng yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này trong tố tụng hình sự và đường lối, chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta

về đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, luận án đề xuất một

số phương hướng sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quyđịnh về thủ tục điều

tra, truy tố, xét xửNCTNPT trong BLTTHS hiện nay như sau:

Một là, sửa đổi quy định về phạm vi áp dụng các quy định trong Chương XXXII về thủ tục tố tụng đối vớiNCTN

Trong BLTTHS 2003 chỉ quy định phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đặc

biệt đối với NCTNPT. Để phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế, trước hết

cần phải quan tâm đối với những đối tượng sau: những NCTNPT, NCTN bị

tổn thương, bị thiệt hại bởi tội phạm và người làm chứng là NCTN, theo đó

cần sửa đổi phạm vi áp dụng tại Điều 301 sẽ bao gồm NCTNPT, người làm chứng, người bị hại. Đồng thời để đảm bảo lợi ích của NCTN cho đến độ tuổi được xác định, cần giải quyết vướng mắc thực tiễn của vụ án NCTN mà BLTTHS không quy định cụ thể là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà NCTN đủ 18 tuổi thì giải quyết theo thủ tục nào. Thông thường nếu một

NCTN trong quá trình tố tụng hình sự bước sang tuổi trưởng thành thì việc áp

dụng BLHS vẫn dựa trên độ tuổi của người đó vào thời điểm phạm tội, tuy

nhiên có thể áp dụng thủ tục tố tụng dành cho người lớn với đối tượng này.

Do đó, việc kết án và áp dụng hình phạt đối với NCTNPT cần căn cứ vào độ

tuổi của người đó khi thực hiện hành vi phạm tội bị kết án, song không phải

lúc nào cũng cần phải áp dụng thủ tục tố tụng dành riêng cho NCTNPT, chẳng hạn có thể không cần sự hỗ trợ của cộng đồng trong giai đoạn xét xử.

Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của người tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTNPT

Đào tạo là vấn đề rất quan trọng đối vớicác cán bộ làm việc trong hệ thống tư pháp vì nó giúp cho họ biết cách áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực

TPNCTN và việc áp dụng vào thực tiễn như một yêu cầu về kỹ năng. Do đó, đề

nghị cần khẳng định rõ tiêu chuẩn về đào tạo trong BLTTHS, ít nhất và trước hết đối với các chức danh tư pháp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Mặt

tiến hành tố tụng để giải quyết các vụ án liên quan đến NCTNPT. Theo đó cần

thiếtphải sửa đổivấn đề này của BLTTHStheo hướng sau:

- Quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được phân công tiến hành tố tụng đối với NCTNPT phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử với đối tượng này hoặc là

người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục về lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm ở NCTN.

- Quy định cụ thể về việc khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, ngoài những yêu cầu chứng minh được quy định trong BLTTHS, cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ các vấn đề: Độ tuổi, mức độ

phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của

NCTN; Điều kiện sinh sống và giáo dục của họ; Có hay không có người thành niên xúi giục họ phạm tội; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Ba là, bổ sung quy định về xác định độ tuổi NCTNPT trong văn bản mang tính chất luật

Trong BLTTHS hiện nay chưa có điều khoản nào hướng dẫn việc xác định độ tuổi củaNCTN. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT hướng dẫn thi hành một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số quy định của BLTTHS đối với người tham giatố tụng là NCTN, trong đó có hướng dẫn về cách xác định độ tuổi của NCTN đã giải quyết khó khăn về xác định tuổi của NCTNPT, phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế.

Bốn là, sửa đổi quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTNPT

Từ những phân tích tại Chương3 về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối

vớiNCTNPT, đề nghị sửa đổi Phần những quy định chung liên quan đến thủ tục điều tra, truytố, xét xửNCTNPT như sau:

Sửa đổi các biện pháp ngăn chặn theo hướng: quy định rõ khái niệm biện pháp ngăn chặn, bổ sung nội dung thể hiện sự hạn chế việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do của NCTNPT, gồm các nội dung: Một, biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế nhà nước, quy định trong BLTTHS, do cơ

chặn tội phạm, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc

không cho họ tiếp tục phạm tội mới. Hai, NCTNPT chỉ bị áp dụng biện pháp

tạm giam trong trường hợpcần thiết và trong thời gian ngắn nhất có thể.

Cần bổ sung các quy định mới đảm bảo các điều kiện tối đa cho NCTNPT khi bị tạm giam thực hiện các quyền tự bảo vệ, được hưởng sự trợ giúp pháp lý cũng như bảo vệ quyền riêng tư, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với pháp luật quốc tế. Do đó phải quy định về quyền của NCTNPT khi bị tạm

giamtheo hướng:Một, khi bị tạm giam phải được giam riêng với người đã thành

niên. Hai, các quyền về ăn, ở, quyền được thăm nuôi, quyền được thông tin,

quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, quyền không bị tra tấn, đánh đập,

quyền được bào chữa phải được đảm bảo trong suốt quá trình tạm giam và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo.

Sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn tạm giam để điều tra. Đề nghị bổ

sung nội dung quy định riêng về thời hạn tạm giam NCTNPT theo hướng rút

ngắn bằng 1/2 hoặc bằng 3/4 thời hạn tạm giam so với người đã thành niên tùy thuộc độ tuổi. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thường xuyên rà soát, xem xét việc hủy bỏ, thay đổi hoặc gia hạn tạm giam đối với NCTNPT trong quá trình

điều tra vụ án, đảm bảo trong mọi trường hợp các đối tượng này được bảo vệ

quyền và lợi ích kịp thời. Tước quyền tự do của NCTNPT phải được hạn chế như là biện pháp cuối cùng và phải trong thời hạn phù hợp. Việc gia hạn tạm

giam cần đề xuất trước 5 ngày trước khi hết hạn để Viện kiểm sát xem xét, cân

nhắc đầy đủ việc phê chuẩn tiếp tục tạm giam hoặc thay đổi việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, hoặc xử lý chuyển hướng đối vớiNCTNPT.

Thống nhất với các quy định tại Phần những quy định chung, thủ tục tố tụng đặc biệt đối với NCTN trongđiều tra, truy tố, xét xử nói chung và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng cần được cụ thể hóa nguyên tắc xử lý đối với

NCTNPT, bao gồm cả trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng để thuận tiện

cho việc áp dụng. Theo đó, các quy định về tạm giamcần được sửa đổi và quy

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16tuổi chỉ có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ

quy định của BLTTHSvà chỉ khi xét thấy thực sự cần thiết. Thời hạn tạm giam đối

với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bằng một phần hai mức thời hạn trong điều

luật tương ứng được áp dụng.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổichỉcó thể bị tạm giam nếu có đủ căn

cứ quy định của BLTTHS và chỉ khi xét thấy thực sự cần thiết, và chỉ trong

những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.Thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 16

tuổi đến dưới 18 tuổi bằng ba phần tư mức thời hạn trong điều luật tương ứng được áp dụng.

Khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với NCTNPT, cơ quan tiến hành tố

tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ nhằm áp dụng đúng các quy định

của BLTTHS. Cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra

và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời

hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ. Khi tạm giam đối với NCTNPT, cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn

chế việc gia hạn thời hạn tạm giam.

Phải tạm giam riêng NCTNPT với người đã thành niên. Khi xét thấy

NCTNPT có biểu hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến có hành vi tiêu cực thì cơ quan điều tra yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp

phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra. Chế độ tạm giam NCTNPT được

bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Năm là, sửa đổi, bổ sung quy địnhquyền của NCTNPT thông qua các quy định về kỹ năng lấy lời khai

Mặc dù các cán bộ điều tra có thể áp dụng các kỹ năng điều tra thân

thiện với NCTNPT một cách tự phát, nhưng điều quan trọng là BLTTHS cần

quy định chính thức về các bảo vệ cơ bản cần đảm bảo cũng như các hướng

dẫn về lấy lời khai thân thiện với các đối tượng này. Các quy định đó trong BLTTHS trở thành nguyên tắc áp dụng, thay thế quy địnhvề vấn đề này trong các Thông tư. Đề nghị bổ sung quy định chuyên biệt về việc lấy lời khai đối

với NCTNPT bằng một điều luật mới, một điều luật cụ thể, trong đó phải thể

hiện đầy đủ tinh thần và những nội dung cơ bản sau: Ai lấy lời khai, lấy vào thời điểm nào, việc sử dụng ngôn ngữ khi lấy lời khai của NCTNPT, thời gian

lấy lời khai diễn ra như thế nào, thông báocho gia đình, người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về việc lấy lời khai, hỏi cung, v.v.. Trường hợp cần

thiết, khi NCTNPT hoặc gia đình có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.

Lấy lời khaicủa người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổiphạm tội hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại diện của gia đìnhđể bảo đảm sự có mặt của họ. Việc lấy lời khai

của NCTNPT khi không có mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp người đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà

không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia. Trường hợp đại diện gia đình của NCTNPT không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc lấy lời khai của các đối tượng

này vẫn phải thực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ

thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung.

Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Luật sư có thể được bố

trí ngồi cạnh NCTNPT để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ

Sáu là, sửa đổi, bổ sung các quy định về quyềncủa NCTNPT liên quan đến vấn đề giám sátđối với NCTN

Có trường hợp NCTNPT không còn cha, mẹ, không có nơi cư trú rõ ràng, lang thang. Vì vậy, để thực hiện được quyền của đối tượng này, cần có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những quy định mở rộng và cụ thể để việc giám sát đầy đủ, có hiệu quả đối

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 134)