Hoàn thiện một số quy phạm pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật thi hành án hình sự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 144)

chưa thành niên phạm tội trong pháp luậtthi hành án hình sự

Từ những phân tích trong 3.2 Chương 3 cho thấy các quy định của

BLTTHS, Luật thi hành án hình sự hiện nay chưa thể hiện rõ quyền của

NCTNPTở “chế độ giam giữ” trong quá trình chấp hành hình phạt tù và “chế độ giam giữ” trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý độc lập trong đó có quy định về quyền của NCTNPT trong các trại tạm giam. Trong khi đó, chế độ tạm giam hoàn toàn khác biệt với chế độ giam giữ khi chấp hành án phạt tù của NCTNPT. Từ lý do trên cần sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về chế độ tạm giam NCTNPT, trên cơ sở đó ban hành hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Hiện nay BLTTHS (Điều 308) cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể

cả chế độ tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Cần nhấn mạnh tính đặc thù trong tạm giam và chấp hành hình phạt tù đối với NCTNPT. Các quyền của

NCTNPT khi bị tạm giam và chấp hành hình hình phạt tù cần được quy định

cụ thể căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và phù hợp với các điều ước

quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Ví dụ như quyền được xem xét trả tự do ngay

khi không cần thiết áp dụng các biện pháp và hình phạt nêu trên; quyền được

bảo vệ tính mạng, được chăm sóc sức khoẻ; quyền được đối xử nhân đạo;

quyền được trợ giúp pháp lý và các hỗ trợ phù hợp khác…

Hai là, để quyền được học tập, học nghề của NCTNPT khi thi hành án khả thi cần sửa đổi theo hướng sau: Xây dựng các chương trình giáo dục định hướng với NCTNPT đang thi hành hình phạt tù; Quy định bắt buộc đối với cơ

quan thi hành án phải thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, phổ cập trung

học cơ sở cho, không được vì lý do số lượng NCTNPT chấp hành hình phạt tù trong trại ít, trình độ không đồng đều để không thực hiện quyền này; Quy

định rõ ràng, cụ thể NCTNPT chấp hành hình phạt tù được học nghề, theo đó

việc dạy nghề cho các đối tượng này là bắt buộc và trình độ nghề của các đối tượng này phải tương đương sơ cấp nghề.

Ba là, để quyền được vui chơi, giải trí của NCTNPT trong khi chấp hành hình phạt tù được hiện thực hóa, cần sửa đổi quy định về quyền này theo

hướng: Quy định về sân chơi, số lượng đầu sách tối thiểu trong thư viện dành cho NCTN; Số lượng tối thiểu dụng cụ thể thao phải trang bị phục vụ nhu cầu

rèn luyện sức khỏe của NCTN. Quy định cụ thể trong Luật thi hành án hình sự về quyền được hoạt động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh

hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác. Theo đó quy định cụ thể thời gian một ngày được tiến

hành các hoạt động nêu trên và phải đảm bảo thời gian vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục, thể thao nhiều hơn so với quy định đối với người đã thành niên.

Bốn là, tăng khẩu phần ăn về chất lượng dinh dưỡng cho NCTNPT phải

chấp hành hình phạt tù, nhất là NCTN từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Nhóm đối tượng này đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về thể lực và trí tuệ, trong độ tuổi “ăn không biết no”, nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn bình thường để

phát triển. Tăng diện tích sàn tối thiểu đối với NCTNPT trong cơ sở chấp

hành hình phạt tù. Buồng giam phải thoáng mát về mùa hè, kín về mùa đông,

hợp vệ sinh môi trường.

Năm là, quy định việc giam giữ riêng NCTNPT trong cơ sở chấp hành hình phạt tù là nguyên tắc không được vi phạm; không vì lý do quản lý hoặc các lý do khác để giam giữ chung với người đã thành niên. Theo đó cần nhấn

mạnh (điều 51 Luật thi hành án hình sự), trong mọi trường hợp NCTNPT phải được giam giữ riêng phù hợp với sức khoẻ, giới tính và đặc điểm nhân thân.

Sáu là, bổ sung quy định cụ thể về chế độ chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc

y tế đối với NCTNPT trong cơ sở chấp hành hình phạt tù. Luật thi hành án hình sự chưa có quy định về quyền này dành riêng cho NCTNPT. Xuất phát

từ đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng, đề xuất bổ sung thêm quy định về

quyền được chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc y tế đối với NCTNPT khi thi hành án phạt tù. Quy định này nhấn mạnh đến tính đặc thù của đối tượng, do đang

trong quá trình phát triển về thể chất, có sự thay đổi mạnh mẽ về sinh học cần được quan tâm chăm sóc sức khoẻ vị thành niên. Theo đó, điều luật này đưa

vào mục những quy định chung đối với phạm nhân là NCTN. Ngoài quy định

về chăm sóc y tế cho phạm nhân nói chung, để thể hiện quyền đặc thù của

NCTNPT, nội dung của điều luật phải thể hiện được nôi dung: NCTNPT

được khám sức khoẻ định kỳ; Được tư vấn về sức khoẻ vị thành niên, sức

khoẻ tâm thần; Được quan tâm chăm sóc đặc biệt khiốm đau, bệnh tật.

Bảy là, sửa đổi, bổ sung quy định về lao động của NCTNPT trong cơ sở

thi hành án phạt tù. Luật thi hành án phạt tù mới chỉ quy định về địa điểm lao động, tính chất công việc đối với NCTNPT mà chưa quy định về điều kiện lao động, thời gian lao động của NCTNPT khi phải chấp hành hình phạt tù. Vì thế, cần phải quy định cụ thể trong điều luật về nội dung này. Theo đó việc quy định cần thể hiện được nội dung, tinh thần sau: NCTNPT chỉ phải lao động trong điều kiện thời tiết thuận lợi không ảnh hưởng đến sức khoẻ; Thời gian lao động phải phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên; Thời gian tối đa lao động trong một ngày, trong một tuần làm việc phải quy định cụ thể trong điều

luật; Mục đích của lao động để rèn luyện sức khoẻ, giáo dục ý thức lao động.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)