Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 75)

năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời

Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi kháng chiến

chống Pháp kết thúc thắng lợi, Nhà nước ta vừa phải tiến hành bảo vệ nền độc

lập của dân tộc, vừa phải tiến hành công cuộc kiến thiết đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như xây dựng những quy định về quyền của NCTNPT còn nhiều hạn chế. Có rất ít các quy phạm

pháp luật quy định trực tiếp quyền của NCTNPT. Hầu hết các quy định về

quyền của NCTNPT không được tập hợp một cách có hệ thống, mà nằm rải

rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thậm chí, pháp luật về quyền của NCTNPT thường được đề cập trong các báo cáo tổng kết có tính chất hướng

dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tòa án. Chủ yếu thời kỳ này, về pháp

luật, chúng ta vẫn sử dụng một số chế định tiến bộ trong Bộ luật, văn bản luật

do thực dân Pháp và triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở có sự sửa đổi,

bổ sung phù hợp với chế độ xã hội mới. Đặc biệt thời kỳ này, luật hình sự,

luật tố tụng hình sự chưa có đạo luật riêng. Vì thế mà các quy định về quyền

của NCTNPT không có sự đặc thù, mang tính riêng biệt cho nhóm đối tượng

này. Khi NCTNPT việc xử lý được tiến hành theo các quy định chung cho bất

kỳ công dân nào phạm tội. Trong thời kỳ này, quyền của NCTNPT về cơ bản được phản ánh qua các quy định chung về quyền con người trong tố tụng hình sự được khái quát dưới đây:

Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945, Chính phủ lâm thời về thành lập Tòa

án, quy định các nguyên tắc về tổ chức, thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án. Một trong những quy định của Sắc lệnh có ý nghĩa quan trọng đối với

quyền của NCTNPT là nguyên tắc xét xử công khai (điều VI), nguyên tắc đảm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị cáo (điều V).

Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xá tội các phạm nhân (một số loại tội

phạm trước ngày 19/8/1945). Theo đó việc xá tội cho các phạm nhân có áp

dụng đối với NCTNPT.

Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 của Chính phủ Lâm thời với tên gọi là thủ tục rút ngắn. Khoản 2 Điều 23 của sắc lệnh này quy định: Nếu là việc tiểu

hình mà lại là việc phạm pháp quả tang, ông biện lý phải hỏi cung ngay bị can

và có thể hạ trát tống giam rồi đưa ra xét xử tại một phiên tòa tiểu hình gần

nhất. Thủ tục này được áp dụng đối với các vụ án đơn giản, phạm pháp quả

tang, hình phạt từ 5 năm tù trở xuống.

Ngày 09/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa được Nghị viện (Quốc hội khóa I) thông qua. Trong Hiến pháp, những tư tưởng, nguyên tắc quan trọng đối với việc bảo đảm quyền con người khi họ

phạm tội, quyền của NCTNPT nói riêng đã được ghi nhận như: Tất cả công

dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật; Công dân Việt Nam không bị

bắt bớ và giam cầm khi chưa có quyết định của Tòa án, có quyền bất khả xâm

phạm về thư tín, về nhà ở, về tài sản; Các phiên tòa xét xử phải công khai trừ trường hợp đặc biệt. Bị cáo được quyền tự bào chữa hoặc mượn luật sư;

Nghiêm cấm tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân; Thẩm

phán chỉ tuân theo pháp luật trong khi xét xử, các cá nhân, cơ quan khác không được can thiệp vào việc xét xử của Tòa án.

Ở thời kỳ này, việc thiết lập hành lang pháp lý cũng như thủ tụng tố tụng

giải quyết các vụ án hình sự nói chung, giải quyết NCTNPT nói riêng chủ yếu

tuân thủ và dựa trên cơ sở các quy định mang tính Hiến định cho hoạt động tư

pháp Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 1946. Do vậy, chưa có chế định riêng về thủ tục để giải quyết các vụ án về NCTNPT. Hoạt động tố tụng

trong những vụ án có NCTNPT vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ

Ngoài Hiến pháp 1946, có một số văn bản khác của nhà nước quy định

về việc về việc bảo đảm quyền con người của người phạm tội như: Sắc lệnh

số 69/SL ngày 18/6/1949 cho phép bị can nhờ một công dân không phải luật sư để bào chữa; Nghị định số 181-NV/6 ngày 12/6/1951 của Liên bộ Nội vụ -

Tư pháp ấn định những chi tiết về sự thiết lập, tổ chức và kiểm soát trại giam.

Ngày 24/01/1957, Luật số 103-SL/L005 về bảo đảm quyền tự do thân

thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân được ban hành trong đó quy định về nguyên tắc chung, trình tự, thủ tục tiến

hành việc bắt người, tạm giữ, tạm giam, khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín.

Những quy định trên, về cơ bản đã đảm bảo cho việc xét xử nói chung,

xét xử NCTNPT một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật. Đây là những văn bản pháp lý trên đã xác lập nền tảng cơ bản cho quyền

của NCTNPT phát triển ở các giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)