cácvăn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự
Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án, thi hành án hình sự có quan hệ hữu cơ với các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Thi hành án hình sự đối với NCTNPT tuân thủ theo các quy định cụ thể tại Chương X BLHS 1999, Chương XXXII BLTTHS 2003, Luật thi hành án hình sự; các Nghị định và quy chế trại giam. Trong các văn bản pháp luật này đã trực
tiếp và gián tiếp quy định quyền của NCTNPT, bao gồm:
Mộ t là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về chấ p hành hình phạ t tù. Trong quá trình chấp hành hình phạt tù NCTNPT cũng được hưởng
những quyền cơ bản của công dân như quyền sống, quyền được pháp luật bảo
họ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị tra tấn, đánh đạp, trừng trị tàn bạo… BLTTHS 2003 và Luật
thi hành án hình sự 2010 đã có những quy định riêng (đặc thù) về cách thức đối xử với NCTNPT theo đó đã xác lập các quyền của NCTNPT:
Quyền được giam giữ riêng với người đã thành niên.Điều 308 BLTTHS 2003 quy định như sau: NCTNPT chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam
giữ riêng do pháp luật quy định; Không được giam giữ chung NCTN với người thành niên [49, Điều 308(1)]. Luật thi hành án hình sự 2010 quy định
phạm nhân là NCTN được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khoẻ,
giới tính và đặc điểm nhân thân, với tiêu chuẩn ăn, mặc, tư trang cao hơn so
với phạm nhân đã thành niên [53, Điều 52]. Quyền này được quy định cụ thể như: diện tích phòngở trên đầu phạm nhân, tiêu chuẩn về quần áo, thực phẩm
cho các đối tượng này phù hợp với sự phát triển. Điều này phù hợp với Công ước quyền trẻ em, đó là, NCTN phải được giam giữ riêng với người thành niên khi bị tước tự do và các quốc gia phải xây dựng cơ sở giam giữ riêng cho NCTN [35, Điều 37(c)].
Quyền được học nghề, học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại Điều 308 BLTTHS 2003, NCTN bị kết án phải được học
nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù [49, Điều
308(2)]. Luật thi hành án hình sự 2010đã quyđịnh: Trong thời gian chấp hành án, trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là NCTN về văn hoá, pháp
luật và dạy nghề phù hợp với lứa tuổi, trình độ văn hoá, giới tính, sức khoẻ,
chuẩn bị điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù; trong đó thực hiện bắt buộc chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở
và học nghề [53, Điều 51(2)]. Như vậy, ngay cả khi phải chấp hành hình phạt
tù thì quyền được học tập của NCTN vẫn được hưởng, được Nhà nước quan
tâm, bảo đảm mục tiêu hoà nhập và giáo dục. Đây chính là một phương thức Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền phát triển (theo nghĩa rộng) của NCTN. Học văn hoá, học nghề là chế độ bắt buộc của NCTN chấp hành hình phạt tù. NCTNPT khi chấp hành hình phạt tù được học tập thông qua các chương trình xoá mù chữ, giáo dục phổ thông, đồng thời đo tiếp cận hệ thống dạy nghề, được
học một nghềphù hợp với giới tính, lứa tuổi và khả năng của mình nhằm chuẩn
bị điều kiện hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt. Thông tư
liên tịch số 07/2007/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 06/7/2007 của Bộ Công an,
Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử
dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam, quy định NCTN được miễn lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục của pháp luật. Phạm nhân NCTN lao động 8 giờ trong 1 ngày, được nghỉ các ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ
nhật theo quy định của luật lao động. Thời gian phạm nhân học văn hoá, học
nghề, nghe phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, học chương trình giáo dục
côngdân được trừ vào thời gian lao động.
Quyền được hưởng các chế độ về thăm, gặp, nhận gửi thư, quà. Luật thi
hành án hình sự 2010, phạm nhân là NCTNPT có quyền được gặp thân nhân
không quá ba lần trong một tháng, mỗi lần gặp không quá ba giờ, trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24 giờ; được liên lạc với thân nhân qua điện
thoại mỗi tháng không quá bốn lần, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám
sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí [53, Điều 53]. Theo những quy định này quyền của NCTNPT khi chấp hành hình phạt tù đã mở rộng và có sự ưu đãi hơn so với các phạm nhân đã thành niênđược hưởng.
Hai là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về thi hành hình phạ t khác và các biệ n pháp tư pháp. Các hình phạt khác và biện pháp tư
pháp này bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, án treo, giáo
dục tại xã, phường, thị trấn. Các biện pháp này đều được thi hành tại cộng đồng nơi NCTNPT bị kết án hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp; phải chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ lao động, học tập, tuân thủ pháp luật dưới sự giám
sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, gia đình, tổ chức xã hội mà không có sự khác biệt đối với người đã thành niên. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/2/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với NCTNPT có chỉ rõ: Không bị phân
đồng; được hướng dẫn các thủ tục và trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp
luật; Được học văn hoá để xoá mù, hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học,
trung học cơ sở; có quyền đề nghị các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân để vào học tập, đào tạo;Được tạo điều kiện tìm việc làm; được xem xét vay vốn từ các
ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tại địa phương; ...
Ba là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về giả m thờ i gian chấ p hành hình phạ t tù có thờ i hạ n. Việc giảm thời gian chấp hành hình phạt tù có thời hạn của NCTNPT về cơ bản được áp dụng theo các quy định
chung, nhưng cũng một số điểm đặc thù đó là: NCTNPT bị phạt chấp hành hình phạt tù nếu có nhiều tiến bộ và chấp hành được ¼ thời hạn thìđược Tòa án xét giảm; NCTN bị kết án phạt tù có thời hạn nếu lập công hoặc mắc các
bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS thìđược xét giảm ngay và có thể được miễn
chấp hành phần hình phạt còn lại; NCTN bị kết án chưa chấp hành xong hình phạt, nếu lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm
cho xã hội nữa thìđược xét miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Bố n là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về thi hành biệ n
pháp đư a vào trư ờ ng giáo dư ỡ ng. Việc đưa NCTNPT vào trường giáo dưỡng
với tính chất là biện pháp tư pháp được áp dụng đối với NCTNPT theo quy định tại Điều 70 BLHS 1999, chứ không phải là hình phạt. NCTNPT nếu do
tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường
sống của người đó mà cần đưa vào một tổ chức kỷ luật chặt chẽ thì Toà án quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thời hạn từ 1 đến 2 năm. NCTNPT
được quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, được hướng nghiệp, dạy văn hoá,
dạy nghề và được sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi. Tiêu chuẩn, chế độ của NCTNPT được hưởng theo quy định của Chính phủ về trường giáo dưỡng.
Năm là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về xoá án tích.
BLTTHS 2003 quy định, việc xoá án tích đối với NCTNPT khi có đủ điều
hạn để xoá án tích đối với các đối tượng này là ½ thời hạn quy định tại Điều
64 của Bộ luật này [49, Điều 310]. Xoá án tích là quyền có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với khả năng phục hồi và tái hoà nhập của NCTNPT. Quyền
này của NCTNPT có tính đến yếu tố đặc thù và được giảm nhẹ hơn so với người đã thành niên.
Sáu là, pháp luậ t quyề n củ a NCTN quy đị nh về tái hoà nhậ p khi chấ p hành xong hình phạ t tù. BLTTHS 2003 quy định, đối với NCTN chấp hành xong hình phạt tù, Ban Giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về cuộc sống bình
thường [49, Điều 308(4). Việc chuẩn bị cho NCTN hết thời hạn chấp hành hình phạt tù tái hoà nhập cộng đồng tại các trại giam được tiến hành trong thời gian 2 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù của NCTN. Để có cơ sở định hướng cho việc tái hoà nhập của NCTNPT với cộng đồng, có
hai vấn đề rất quan trọng đã được đề cập đến đó là: cơ sở pháp lý của tái hoà nhập và các yếu tố tâm lý, các nhu cầu cơ bản của NCTN đã có quá khứ phạm
tội. Điều này đãđược quy định rõ trong các văn bản pháp luật.
Từ thực trạng quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT trong thi hành án hình sự và tái hoà nhập cộng đồng, rút ra nhận xét sau:
- Pháp luật về quyền của NCTNPT quy định NCTNPT có quyền được
giam giữ riêng với người đã thành niên. Khi NCTNPT chấp hành hình phạt tù
được hưởng nhiều ưuái về chế độ thăm nuôi cũng như việc miễn giảm, tha tù
trước thời hạn. Ngoài việc được hưởng chế độ chăm sóc theo đúng quy định
phù hợp với khả năng thực tế của Nhà nước, thì phạm nhân là NCTN được cho phép thăm nuôi dễ dàng và thuận lợi hơn người đã thành niên.
- Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, NCTNPT vẫn được học văn
hoá, học nghề phù hợp với lứa tuổi, trình độ, giới tính để khi mãn hạn trở về
- NCTNPT chấp hành hình phạt tù phải thực hiện việc lao động cải tạo, song được bố trí các công việc nhẹ nhàng và có tính chất hướng nghiệp.
- Khi chấp hành xong hình phạt tù, NCTN được các chủ thể có liên quan
giúp đõ trở về hoà nhập với cộng đồng, tạo cơ hộ có công ăn việc làm hoặc
tham gia các hoạt động xã hội.