Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ năm 1959 đến trước khi Hiến pháp 1980 ra đời

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 77)

năm 1959 đến trướckhi Hiến pháp 1980 ra đời

Trong thời kỳ này có nhiều văn bản quy định ở các mức độ khác nhau về

quyền của NCTNPT:

Một là, khái niệmngười vị thành niên đã được quy định trong pháp luật.

Theo đó “người vị thành niên được hiểu là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi” [74, tr.12]. Đây được xem như là một căn cứ trong việc giải quyết nhiều

vấn đề pháp luật quan trọng có liên quanđến NCTNPT.

Hai là, pháp luật quy định cụ thể giới hạn tuổi chịuTNHS. Trong Chỉ thị

số 46 ngày 14/01/1969 của TANDTC đã xác định, đối với trẻ em hư dưới 14

tuổi thì không đưa ra tòa án xét xử; từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu trường

hợp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử trong trường hợp

phạm tội nghiêm trọng” (thời kỳ này pháp luật hình sự chỉ chia thành 2 loại

tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng)[74, tr.15]. Trong Báo cáo Tổng kết công tác 4 năm (1965-1968) của TANDTC

TNHS các em dưới 14 tuổi được, nhưng không nên đơn thuần chỉ nhìn vấn đề này dưới giác độ năng lực TNHS, mà điều chủ yếu là phải nhìn các giác

độ yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thiếu niên [74, tr.16].

Điểm tiến bộ trong luật hình sự thời kỳ này là đã xác định độ tuổi 14 là tuổi bắt đầu phải chịu TNHS, nhưng không phải mọi trường hợp người từ đủ

14 tuổi trở lên thực hiện hành vi bị coi là tội phạm đều bị đưa ra xét xử mà chỉ đưa ra xét xử trong trường hợp cần thiết, đối với người từ 14 đến dưới 16 tuổi

chỉ đưa ra xét xử trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng [74, tr.16]. Hướng

dẫn xét xử với một số tội phạm cụ thể, TANDTC đã yêu cầu, đối với những người từ 14 tuổi tròn trở lên đến 16 tuổi, chỉ nên truy tố trong những trường

hợp phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm. Riêng về

hiếp dâm nói chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố trong

những trường hợp phạm tội nghiêm trọng[74, tr.18].

Ba là, pháp luật về quyền của NCTNPT còn được thể hiện thông qua quy định vềTNHS có tính chất giảm nhẹ và có mục đích giáo dục là chính.

Điểm tiến bộ vượt bậc trong quy định về quyền của NCTNPT thời kỳ

này là quy định TNHS có tính chất giảm nhẹ đối với NCTN trên cơ sở đánh

giá về mức độ nhận thức của bản thân về tính chất nguy hiểm cho xã hội của

hành vi mà họ thực hiện. Mức hình phạt áp dụng chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống; đối với NCTNPT từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể xử nhẹ hơn một

phần so với can phạm đã lớn và không nên áp dụng tử hình [74, tr.19].

Hướng dẫn của TANDTC đã xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan

liên quan đến công tác giáo dục trẻ em và chỉ ra vai trò của TAND trong việc

giải quyết tình trạng NCTNPT. Tòa án cần phân biệt những trường hợp giao cho gia đình bảo lĩnh giáo dục hoặc cho tập trung vào các trường trẻ em hư do cơ quan công an phụ trách, với những trường hợp cần thiết phải đưa ra truy cứu TNHS xét xử trước tòa án [74, tr.23]. Đối tượng được áp dụng là NCTNPTcó độ tuổi từ 7 đến 17 tuổi. Trong đó bao gồm cả những trường hợp chưa đủ tuổi chịu TNHS và những trường hợp đã đủ tuổi phải chịu TNHS khi thực hiện tội phạm nhưng lại không bị đưa ra truy tố, xét xử. Những đối tượng

này sẽ được đưa vào các trường phổ thông công nông nghiệp với thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giáo dục là 2 năm. Thời gian này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc

vào mức độ tiến bộ của họ [74, tr.25]. Quy định này mở rộng khả năng áp

dụng những biện pháp tác động không phải là hình phạt đối với NCTNPT nhằm tạo điều kiện để họ có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, còn có các văn bản quy định chung, trong đó thể hiện quyền

của NCTNPT trong quá trình tố tụng, như: Thông tư số 06/TATC ngày 19/9/1967 của TANDTC về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; Bản

rút kinh nghiệm số 607/NKPL ngày 13/9/1973 của TANDTC về việc viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm (do Công văn số 612/NCPL ngày 14/9/1973 của

TANDTC gửi cho Toà án các địa phương); Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự…

Những văn bản này không chỉ đề cập đến nguyên tắc chủ yếu khi xét xử mà còn bao gồm các chế định về bào chữa, đại diện gia đình, quyền và nghĩa vụ

của cơ quan tiến hành tố tụng…khi giải quyết vụán có NCTNPT.

Như vậy, mặc dù vẫn chưa có BLHS, BLTTHS nên hoạt động xét xử

NCTNPT nói riêng vẫn phải dựa vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước. Song những khuôn khổ pháp luật về quyền của NCTNPT trong thời kỳ này đã có thêm một bướcphát triển so với thời kỳ trước.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 77)