quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay
Những thành tựu đạt được của pháp luật về quyền của NCTNPT trong
thời gian qua ở Việt Nam về cơ bản là do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, vấn đề NCTNPT và quyền của NCTNPT không chỉ là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, mà còn là mối quan tâm thường xuyên của mỗi gia đình và xã hội. Với sự nỗ lực của Nhà nước và xã hội, trong thời gian qua đã có những thúc đẩy quan trọng cho việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT. Trong những năm gần đây Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị
quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số
49/NQ-TW…). Đây là những định hướng chính trị quan trọng cho việc thể
chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người và quyền của NCTN, NCTNPT trong pháp luật.
Thứ hai, trong thời gian qua, sự phát triển về quyền con người, quyền cơ
bản của công dân thể hiện sự đổi mới tư duy nhận thức trong việc ghi nhận và
đảm bảo các quyền này trên thực tế. Từ bối cảnh chung đó, quyền con người
trong tố tụng hình sự, đặc biệt là quyền của NCTN khi đối mặt với những nguy cơ phải thiết lập quan hệ với Nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước), trong điều kiện các em còn non nớt về thể chất, hạn chế về trí tuệ, đã có sự đổi mới và đánh giá toàn diện. Sự phát triển, bổ sung và đề cao quyền con người, quyền của các đối tượng dễ bị tổn thương (trong đó có quyền của NCTNPT) luôn luôn được quan tâm và đặt ra yêu cầu thường xuyên cụ thể
hóa, bổ sung, xây dựng mới các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho
việc hưởng quyền và bảo vệ các quyền.
Thứ ba, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, điều kiện vật chất - kỹ
thuật ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy phạm
pháp luật trong đó có các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được đổi mới, trong đó phải kể đến sự tham gia tích cực của các chủ thể trong xã hội, nhất là các
cơ quan chức năng đang hàng ngày làm việc với trẻ em, NCTN, đang trực tiếp
thực thi pháp luật về NCTN và quyền của NCTNPT.
Thứ tư, kể từ khi LHQ được thành lập, tổ chức này đã thông qua hàng
trăm văn kiện quốc tế về quyền con người, trong đó có khoảng 1/3 đề cập đến
quyền trẻ em và tư pháp đối với NCTNPT. Các nguyên tắc, tiêu chuẩn và
hướng dẫn quốc tế về tư pháp đối với NCTNPT đã tác động to lớn tới cách
nhìn nhận của các quốc gia về quyền của NCTNPT, cũng như về hoàn cảnh
và nhu cầu của các em, đặc biệt trong tố tụng hình sự. Trong giai đoạn hiện
nay, hầu hết các quốc gia đã tham gia Công ước quyền trẻ em và tự nguyện
tuân thủ các văn kiện quốc tế về tư pháp đối với NCTN, coi đó là những
chuẩn mực, thước đo chung để đánh giá, hoàn thiện hệ thống các quy định về
quyền của NCTNPT ở quốc gia mình.