niên phạm tội
Tiêu chí của pháp luật về quyền của NCTNPT là những chuẩn mực dựa vào đó để nhận biết được tính thống nhất, tính phù hợp, sự tương thích và khả thi trong các văn bản,các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT, qua đó
về quyền của NCTNPT. Pháp luật về quyền của NCTNPT cho thấy bao gồm
các tiêu chí sau đây:
Thứ nhấ t, tính thố ng nhấ t, đồ ng bộ củ a pháp luậ t về quyề n củ a NCTN PT
Đây là điều kiện tiên quyết cho sự hợp thành hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về quyền của NCTNPT. Điều này đòi hỏi việc xây dựng các
quy định về quyền của NCTNPT đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp
luật từ Hiến pháp cho đến các bộ luật, luật, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hơn nữa, do pháp luật về quyền của NCTNPT là một bộ phận
trong hệ thống pháp luật của quốc gia ghi nhận, bảo vệ quyền con người của
NCTNPT, vì thế các quy định liên quan đến vấn đề này phải bảo đảm thống
nhất với các quy định về quyền con người, quyền công dân. Tính thống nhất và đồng bộ đó phải được thể hiện ở các khía cạnhsau:
Một là, các quy định về quyền của NCTNPT trong các văn bản quy
phạm pháp luật không mâu thuẫn, không chồng chéo, không triệt tiêu nhau, có sự liên kết chặt chẽ, sự phối hợp, tác động điều chỉnh theo hướng tôn trọng
nhân phẩm, giá trị và các quyền của NCTNPT. Mọi sự mâu thuẫn, chồng
chéo về nội dung sẽ làm cho sự điều chỉnh pháp luật không hiệu quả, tạo kẽ
hở cho lạm quyền, gây khó khăn cho NCTNPT trong việc thụ hưởng quyền.
Hai là, sự thống nhất, đồng bộ trong nội dung về quyền của NCTNPT với
mục đích bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của nhóm đối tượng đặc
biệt này. Điều này đòi hỏi khi ghi nhận quyền cho nhóm đối tượng này phải
phù hợp với chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật khác về
quyền con người, quyền công dân trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền
giải quyết vụ án hình sự. Nếu một quyền nào đó của NCTNPT được ghi
nhận trong pháp luật, nhưng không phù hợp với điều kiện và mô hình tổ
chức bộ máy đang vận hành thì cũng không thể thực thi và điều đó dẫn đến
những khó khăn cho việc hưởng quyền và bảo vệ quyền. Việc ghi nhận
quyền của NCTNPT còn là ghi nhận cơ chế để quyền được thực hiện trên thực tế, tránh tình trạng quy định của pháp luật mang tính hình thức.
Ba là, các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT nằm rải rác trong
nhiều văn bản pháp luật khác nhau, có giá trị pháp lý khác nhau, nhưng có mối
quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, không mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau và
các quy định cụ thể phải là sự cụ thể hoá tinh thần chỉ đạo được nêu ra trong những quy định mang tính chung, tính nguyên tắc, tính chỉ đạo. Điều này cũng
phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa các quy định về quyền của NCTNPT
trong các văn bản luật có giá trị pháp lý cao hơn các quy định trong văn bản dưới
luật. Chẳng hạn, Thông tư, Hướng dẫn của TANDTC về đường lối xử lý đối với
các vụ án có NCTNPT được ban hành nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung, tinh thần đãđược quy định trongBLHS, BLTTHS.
Thứ hai, tính cụ thể , rõ ràng củ a pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT
Tính cụ thể của pháp luật về quyền của NCTNPT không nằm ngoài tính cụ thể của pháp luật nói chung. Ở phương diện chung, trong các văn bản pháp luật về quyền của NCTNPT phải bao hàm các quy định pháp lý có khả năng điều chỉnh tốt nhất mọi vấn đề liên quan đến quyền của NCTNPT. Xét ở biểu
hiện cụ thể, quy định trong các văn bản pháp luật về quyền của NCTNPT phải
thực sự trở thành hành lang pháp lý chuẩn mực về quyền dành cho các đối tượng này, đồng thời thông qua đó hướng hành vi của các chủ thể liên quan giải quyết vụ án hiệu quả. Tính cụ thể này biểu hiện thông qua các quy phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật có thể được coi là thành tố nhỏ nhất hình thành nên pháp luật về quyền của NCTNPT. Các quy phạm pháp luật này vừa
có tính khái quát vừa có tính cụ thể. Một mặt, nó là quy tắc xử sự chung, dùng
để giải quyết các vụ án do NCTN gây ra. Mặt khác, nó phải cụ thể, vì theo nguyên tắc chung, quy phạm pháp luật là hình mẫu, là chuẩn mực để điều
chỉnh quan hệ xã hội trong trường hợp cụ thể đã được dự liệu bằng phương
pháp trừu tượng hóa. Từ nguyên tắc chung này có thể thấy quy phạm pháp
luật về quyền của NCTNPT phải biểu hiện đầy đủ, chính xác và cụ thể nhất
pháp luật về quyền con người trong phạm vi hẹp.
Trong các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT, nội dung ngắn
quyền (NCTNPT) và chủ thể liên quan nhận thức được rõ ràng pháp luật cho phép họ được làm gì, phải làm gì, khôngđược làm gì, làm thế nào, ở đâu, bao
giờ, khi nào… Ở góc độ thực thi, nếu quy định không cụ thể mà chỉ chung
chung, trừu tượng, pháp luật về quyền của NCTNPT sẽ không hiệu quả.
Bên cạnh những vấn đề có tính khái quát nêu trên, tính cụ thể của pháp
luật về quyền của NCTNPT còn phải được thể hiện thông qua việc quy định
các quyền của NCTNPT một cách cụ thể, các đối tượng này có những quyền
gì theo quy định của luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự. Các quyền cụ thể phải được ghi nhận phù hợp với các yêu cầu pháp lý
chung và phù hợp với đặc trưng của NCTN có hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị coi là tội phạm.
Thứ ba, tính tư ơ ng thích vớ i luậ t quố c tế củ a pháp luậ t về quyề n NCTNPT
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, pháp luật quốc gia không thể tách rời pháp
luật quốc tế - với ý nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự đã được cộng đồng quốc
tế thừa nhận và áp dụng chung. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến pháp luật
về quyền của NCTNPT.
Như đã đề cập ở những phần trên, quyền của NCTNPT ở các quốc gia
hiện nay phần lớn được xây dựng phù hợp các nguyên tắc, tiêu chuẩn của luật
nhân quyền quốc tế về vấn đề này. Có thể nói tính tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về TPNCTN là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của pháp luật
quốc gia về quyền của NCTNPT. Việc bảo đảm sự tương thích này không chỉ giúp tăng cường tính hợp lý của pháp luật quốc gia, mà còn giúp làm giảm nguy cơ xung đột pháp luật giữa các nước xuất phát từ những bất đồng về
quan niệm và cách giải quyết các vụ án NCTNPT.
Trong lĩnh vựcquyền của NCTNPT, thông qua việc Việt Nam tham gia,
ký kết các điều ước quốc tế về quyền trẻ em, vềNCTNPT, để phát huy đầy đủ
vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ, chăm sóc NCTN, Nhà
định cụ thể trong hệ thống pháp luật, có các cơ chế đảm bảo cho các quy định này được thực thi trên thực tế.
Thể chế hóa quyền của NCTNPT trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ thể hóa thành các quyền cụ thể mà còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền của các đối tượng này;
quy định tổ chức bộ máy hoạt động Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bộ máy
ấy; xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng hình sự mang tính đặc thù áp dụng
cho NCTNPT; cụ thể hóa các điều ước quốc tế về quyền của NCTNPT mà Việt Nam đã tham gia, ký kết,hay phê chuẩn nhằm bảo vệ các đối tượng này khi họ phải đối mặt với quá trình tố tụng chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Thứ tư , tính khả thi củ a pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT
Để những quy định trong pháp luật về quyền của NCTNPT được thực thi trong đời sống xã hội khi các quy định về vấn đề này phù hợp với hệ thống
pháp luật hiện hành, với thực tế quyền con người, quyền công dân, cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm, truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán của
quốc gia. Nói cách khác, các quy định về quyền của NCTNPT khi xây dựng
phải đặt trong mối quan hệ hợp lý với các vấn đề thực tại về quyền con người,
quyền của người phạm tội, cũng như các quy định về tội phạm, hình phạt,
cách thức, mô hình xử lý hành vi phạm tội.
Khi các quy định về quyền của NCTNPT trong pháp luật không đầy đủ,
cụ thể và rõ ràng thì hậu quả chủ yếu là chúng sẽ tạo kẽ hở mà các chủ thể
tiến hành tố tụng không thực thi đầy đủ các quyền của NCTNPT. Trong khi
đó, tính không khả thi của các quy định này lại thường đưa các chủ thể nêu trên vào tình trạng mà bản thân họ cũng không mong muốn.
Mục đích của việc quy định đầy đủ, toàn diện, rõ ràng để bất cứ NCTN
nào khi thực hiện hành vi phạm tội, cũng như khi đối mặt với cơ quan công
quyền phán xét về tính hợp pháp của hành vi, họ nhận thức được quyền, lợi
có thẩm quyền giải quyết vụ án có NCTNPT xử sự phù hợp. Pháp luật về
quyền của NCTNPT được coi là có tính khả thi khi đáp ứng cácyêu cầu:
Một là, các quy định về quyền của NCTNPT phải có nội dung phù hợp
với quan điểm, đường lối, chính sách chung về quyền con người và hệ thống
TPNCTN của quốc gia. Điều này nhằm phòng ngừa những xung đột ở tầm
chính sách làm cho các quy phạm về quyền của NCTNPT không được hoặc
không có khả năng thực hiện trên thực tế. Hệ thống các quy định về quyền
của NCTNPT thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dụcNCTN qua từng thời kỳ.
Hai là, các quy định về quyền của NCTNPT phù hợp với các điều kiện
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung, tội phạm NCTN nói riêngởthời điểm tồn tại của quốc gia. Tiêu chuẩn này đặt ra nhằm bảo đảm rằng, các quy định về quyền của NCTNPT “đi vào thực tế cuộc sống” và không bị thực tế cuộc sống đào thải.
Ba là, pháp luật về quyền của NCTNPT phải đi vào cuộc sống, mọi người đều nhận thức được cách đầy đủ ý nghĩa và hiểu được nội dung của các quy định để từ đó xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Nghĩa là nội dung
cácquy định cần rõ ràng, không chứa đựng những yêu cầu mập mờ, gây tranh
cãi, có thể áp dụng nhiều cách. Điều này là để mọi người, đặc biệt là NCTNPT, các chủ thể liên quan đến giải quyết NCTNPT đều hiểu đầy đủ,
chính xác nội dung, ý nghĩa của các quy định, từ đó tuân thủ và thực thi.
Thứ năm, tính khoa họ c trong xây dự ng quy phạ m pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT
Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có
chứa đựng các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT phản ánh nhu cầu
phát triển khách quan của xã hội; là vấn đề có ý nghĩa đối với sự phát triển
quyền con người, quyền công dân; là công cụ để bảo vệ con người, NCTNPT và để hướng hành vi của các chủ thể trong quá trình giải quyết vấn đề
Xây dựng quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT là hoạt động
mang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật tâm, sinh lý, xã hội,
xác định vai trò quan trọng của các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quyền con người, quyền công dân gắn với đối tượng cụ thể vừa có yếu tố bảo vệ
(NCTN) vừa có yếu tố trừng trị (phạm tội). Thông qua việc sử dụng các quy
tắc đặc thù của kỹ thuật lập pháp, nhà nước đặt ra các quy tắc, chuẩn mực
mang tính bắt buộc chung trong các quy định về quyền của NCTNPT. Để
pháp luật về quyền của NCTNPT có tính khoa học, cần đáp ứng các vấn đề:
Một là, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc các quy luật tâm, sinh lý, xã hội của nhóm đối tượng là NCTNPT để từ đó rút ra những giá trị chuẩn
mực có ý nghĩa đối với quyền của NCTNPT. Điều này giúp cho nội dung của
pháp luật về quyền của NCTNPT đáp ứng được yêu cầu về sự phù hợp, đồng
bộ, cụ thể và khả thi.
Hai là, tính khoa học trong pháp luật về quyền của NCTNPT thể hiện
những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong thực tiễn; xác định chính xác cơ cấu của quy phạm pháp luật; cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý có tính cô đọng, logic, chính xác và đơn nghĩa. Với yêu cầu này đòi hỏi
việc xây dựng các quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT phải tuân
thủ chặt chẽ các động tác, thủ tục cần thiết của các chủ thể lập pháp.