Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 25)

Trên thế giới, việc nghiên cứu về quyền của NCTNPT và pháp luật về

lĩnh vực này đã được triển khai từ rất lâu. Vấn đề quyền của NCTNPT trong việc giải quyết vụ án hình sự đã được đề cập đến trong quá trình hình thành

các trường phái pháp luật và các hệ thống pháp luật ở châu Âu.

Từ thế kỷ thứ XVI và thế kỷ XVII hai thẩm phán người Anh là Hale và William Blackstone đã đặt ra vấn đề quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT. Trong đó, Blackstone đã đưara khái niệm “a defect of understanding” nghĩa là thiếu khả năng hiểu biết. Ông cho rằng khả năng chịu TNHS không chỉ dựa vào độ tuổi mà còn căn cứ vào cả yếu tố nhận thức và năng lực nhận biết củahọ. Còn Hale thì mới đặt ra vấn đề phân hóa các mức trong độ tuổi chịuTNHS.

Thế kỷ XVIII, vấn đềvề NCTNPT đã được các nhà tư sản cấp tiến quan tâm dưới góc độ yêu cầu một cơ chế không chỉ là trừng trị mà phải xử lý như đối với người đã thành niên. Những người theo trường phái này cũng đã đưa

ra tư tưởng về hình thành thể chế tư pháp hình sự đối với NCTN, trong đó có

vấn đề về thành lậpmột tòa án NCTN.

Ở Pháp, đầu thế kỷ XX, các luật gia đã đề xuất thành lập Tòa án NCTN

ở châu Âu lục địa, điều này đã dẫn đường cho việc ban hành đạo luật đầu tiên về bảo vệ quyền trẻ em năm 1912 (Loi du 15 mai 1912 sur la protection de l’enfance) và quy định độ tuổi chịuTNHS là từ 16 tuổi trở lên.

Quyền của NCTNPT là những gợi ý để giới khoa học pháp lý châu Âu xây

dựng và thực thi các một số mô hình như: Một là, mô hình ngoàitư pháp là mô hình xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất. Hai là, mô hình giảm bớt tính trừng phạt

trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Ngoài những nghiên cứu về những vấn đề nêu trên, trong giai đoạn này

chưa có nghiên cứu nào về pháp luật về quyền của NCTNPT. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu đó đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về quyền của NCTN nói chung cũng như pháp luật về quyền của NCTNPT nói riêng trong những giai đoạn sau này.

Trong những thập niên sau của thế kỷ XX, qua một số sách tham khảo đã được dịch hoặc chưa dịch ra tiếng Việt, qua các thông tin trên các diễn đàn, nguồn thông tin và các nghiên cứupháp luật về quyền của NCTNPT rất ít. Có

thể kể tên một số nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề pháp luật về

quyền của NCTNPT như:

Protecting the world's children: Impact of the Convention of the Rights of the Child in Diverse Legal Systems (Bảo vệ trẻ em trên thế giới: Tác động của Công ước về quyền trẻ em tới các hệ thống pháp luật đa dạng) [137] là một

nghiên cứu so sánh về tác động của Công ước của LHQ về Quyền trẻ em tại 191

quốc gia với bốn hệ thống pháp luật điển hình của thế giới: Hệ thống thông luật

(Common Law), hệ thống luật dân sự (Civil Law), hệ thống luật Hồi giáo

(Muslim Law) và hệ thống pháp luật Châu Phi thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đãđúc kết một số kinh nghiệm tốt có thể áp

dụng ở nhiều nước trong việc thúc đẩy khuôn khổ pháp luật quốc gia về tư pháp

Handbook for Professionals and Policymakers on Justice Matters Involving Child Victims and Witnessed of Crime (Sổ tay về các vấn đề tư pháp

liên quan đến trẻ em là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm dành cho các nhà lập pháp và nhà chuyên môn) [135] đề cập đến những kiến thức nền tảng về

hoạt động tư pháp đối vớiNCTN trong luật nhân quyền quốc tế cho các nhà lập

pháp và nhà chuyên môn (thẩm phán, luật sư..) của các quốc gia, với mục đích

giúp họ bảo đảm các quyền của trẻ em trong tư pháp hình sự, trong đó tập trung vào hai nhóm đối tượng là NCTN là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm.

Protecting the rights of children in conflict with the law - Research on Alternatives to the Deprivation of Liberty in Eight Countries (Bảo vệ các

quyền của trẻ em xung đột với pháp luật- Nghiên cứu về những lựa chọn thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thế với việc tước tự do của trẻ em ở 8 quốc gia) [126] đã phân tích các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế liên quan đến việc áp dụng những lựa chọn thay thế

với việc tước tự do của trẻ em, sau đó khảo sát thực tế áp dụng những quy định đó ở 8 quốc gia, bao gồm: Argentina, Brazil, Canada, Cộng hoà Liên bang Đức, Kenya, Na-uy, Thụy Sĩ, Hà Lan.

Cuốn sách Protecting the rights of children in conflict with the law Programme and Advocacy Experiences from Member Organizations of the Inter-agency Coordination Panel on Junenile Justice (Bảo vệ quyền của trẻ

em xung đột với pháp luật - Chương trình và những kinh nghiệm vận động Ban điều phối liên tổ chức vềNCTN trong hoạt động tư pháp) [138] phân tích

các chương trình và kinh nghiệm tổ chức, thực hiện các chương trình về

NCTN trong hoạt động tư pháp của các cơ quan LHQ như UNICEF, Cơ quan phòng chống tội phạm và ma tuý của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về nhân

quyền và một số tổ chức liên chính phủ ở các quốc gia trên thế giới trong hai

thập kỷ gần đây, từ đó đưa ra một số nhận định và bài học kinh nghiệm mà có thể áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Improving the Protection of Children in Conflict with the Law in South Asia (Thúc đẩy bảo vệ trẻ em xung đột với pháp luật ở Nam Á) [136] cung cấp những tri thức toàn diện về các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về NCTN

trong các hoạt động tư pháp mà nghị viện và các nghị sĩ của các quốc gia cần

biết để áp dụng trong hoạt động lập pháp và giám sát thực thi pháp luật hình sự với NCTN ở nước mình.

Cuốn sách Juvenile Court: A Judge's Guide for Young Adults and Their Parents (Tòa án NCTN: Hướng dẫn của thẩm phán cho thanh thiếu niên và cha mẹ của các em) [130] đã giới thiệu một hệ thống khái niệm về NCTN, phân tích mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tòa án NCTN, xác định cơ cấu tổ

chức, cách thức và thủ tục hoạt động của các tòa án NCTN. Ngoài ra, cuốn

sách còn nêu ra những kỹ năng cần thiết cho NCTN vi phạm pháp luật và cha mẹ của các em trong quá trình tố tụng tại tòa án.

Child Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law (Bảo vệ trẻ em trong hoạt động tư pháp đối với trẻ em xung đột với pháp

luật)[131]đã nêu ra các khái niệm NCTN, NCTN xung đột với pháp luật, đồng

thời phân tích các vấn đề như: tuổi chịu TNHS của NCTN; vai trò của cảnh sát,

của người giám sát NCTN; việc thực thi hình phạt cải tạo không giam giữ với

NCTN; vai trò của nhân viên công tác xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của

luật sư, của các phương tiện truyền thông đối với NCTN xung đột với pháp luật.

Tác giả đã phân tích 13 trường hợp thực tế điển hình về NCTN xung đột ở Ấn Độ để chứng minh cho các luận điểm của mình.

Justice for Children: Autonomy Development and the State (Tư pháp cho

trẻ em: Nhà nước và sự phát triển tính tự quản của trẻ em) [127] đã phân tích những thay đổi về tâm sinh lý của lứa tuổi NCTN và rút ra những nhận định về

khả năng và những vấn đề mà NCTN có thể "tự quản" mà không cần có sự can

thiệp của gia đình, nhà trường và pháp luật đối với hành vi của trẻ.

Justice for Children: Detention as a Last Resort - Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region (Tư pháp cho trẻ em: Giam giữ là biện

pháp cuối cùng - Các sáng kiến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) [139]

đã khảo sát hệ thống tư pháp với NCTN ở bốn quốc gia (Philipin, Thái Lan, Campuchia, New Zealand) và quần đảo Palau và đưa ra kết luận, trong hoạt động tư pháp đối với NCTN, việc giam giữ trẻ chỉ được coi là biện pháp cuối

cùng và mục tiêu của hệ thống này của một quốc gia không chỉ nhằm vào việc

trực tiếp ngăn ngừa hành vi phạm tội mà còn nhằm giải quyết những vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gốc rễ đẩy trẻ em đến hoàn cảnh phạm tội.

Cuốn sách American Juvenle Justice (hoạt động tư pháp đối với NCTN ở

Hoa Kỳ) [125] đã phân tích các giai đoạn phát triển lịch sử của hoạt động tư pháp đối với NCTN, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án NCTNở Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, tác giả lý giải sự cần thiết của việc thiết lập hệ

thống Tòa án NCTN cũng như của việc áp dụng phương thức xử lý chuyển hướng đối với tội phạm NCTN từ thực tế và kinh nghiệm của nước Mỹ.

Cuốn sách The Juvenile Justice System: Delinquency, Processing, and the Law (Hệ thống hoạt động tư pháp đối với NCTN: Hành vi phạm pháp,

tiến trình xử lý và pháp luật) [123] đã khát quát những vấn đề lý luận, thực

tiễn cốt lõi của một hệ thống TPNCTN; đồng thời phân tích một số trường

hợp điển hình về NCTNPT để rút ra những bài học kinh nghiệm về áp dụng

các hoạt động này ở các quốc gia. Cuốn sách cũng trình bày một cách khá

toàn diện về lịch sử, sự phát triển và những đặc điểm của hệ thống các hoạt động TPNCTNở một số quốc gia.

Cuốn sách Juvenile Justice: A Guide to Theory, Policy, and Practice

(Hoạt động tư pháp đối với NCTN: Hướng dẫn về lý thuyết, chính sách và thực hiện) [134] phân tích toàn diện những vấn đề lý luận và nội dung của

pháp luật quốc tế vềhoạt động TPNCTN, đồng thời gắn kết những yếu tố này với thực tiễn thực hiện hoạt động TPNCTN trên thế giới để rút ra những nhận định và bài học kinh nghiệm chung cho các quốc gia.

Identity: Youth and Crisis (Bản sắc: Thanh thiếu niên và Khủng hoảng)

[124] phân tích sâu sắc những đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên mà xuất

phát từ cuộc vận lộn nội tâm đi tìm bản sắc ở độ tuổi mới lớn. Chính trong cuộc

vận lộn đó, có những lúc thanh thiếu niên có tâm trạng “nổi loạn”, muốn phá bỏ, vượt qua những quy tắc đạo đức và pháp lý trong xã hội. Điều này giải thích cho

tỷ lệ phạm pháp cao trong nhóm xã hội này và là một yếu tố mà các nhà nước

Bài viết Psychological Theory, Research, and Juvenile Delinquency

(Học thuyết, nghiên cứu tâm lý học và sự phạm pháp của NCTN) [120] tác giả đã phân tích những yếu tố tâm lý chi phối hành vi phạm pháp của NCTN,

từ đó đề xuất những cách thức đối xử phù hợp với NCTNPT trong hệ thống tư

pháp. Theo các tác giả, do chưa trưởng thành về tinh thần, NCTN rất dễ bị kích động và thực hiện các hành vi vượt ra ngoài các quy tắc cư xử được pháp

luật cho phép. Các cơ quan và quan chức thực thi pháp luật cần nhận rõ điều này để hành xử một cách phù hợp và nhân bản với NCTNPT.

1.2. NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

TRONG LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 25)