Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 57)

tước tự do trên thực tế

3.3.1. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do không tước tự do

Chính những bất cập, vướng mắc cả về quy định pháp luật, về thực tiễn áp dụng và thi hành cũng như về nhận thức xã hội đã làm cho các hình phạt KTTD được áp dụng với tỉ lệ rất thấp. Do đó, người viết xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt đó trên thực tế.

23

Nguyễn Mạnh Tiến, Bàn về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, tạp chí Tòa án nhân dân số 21 tháng 11/2010, Tr.10.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 58 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Thứ nhất, cần phải mạnh dạn quy định khung hình phạt của một số tội trong trường hợp nhất định chỉ có các hình phạt KTTD, không quy định nó trong chế tài lựa chọn so với hình phạt tù như hiện nay. Có như vậy, mới tạo nên sự bắt buộc các Tòa án phải áp dụng hình phạt này mà không có sự lựa chọn nào khác. Bỡi lẽ hiện nay, hầu hết các hình phạt KTTD được quy định trong các điều luật ở dạng lựa chọn so với các hình phạt tước tự do. Quy định này sẽ góp phần hạn chế được tâm lý nghi ngờ tính nghiêm khắc và tính hiệu quả của hình phạt KTTD, đồng thời giúp cho các thẩm phán tránh được tâm lý e ngại khi áp dụng các hình phạt KTTD.

Thứ hai, cần ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành các hình phạt KTTD. Bỡi lẽ các hình phạt KTTD với bản chất là không buộc người kết án phải ra khỏi đời sống cộng đồng mà thay vào đó là tạo điều kiện thuận lợi để có thể cảm hóa, giáo dục và cải tạo họ ngay tại cộng đồng, do vậy vai trò của gia đình, của cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó, trong các văn bản hướng dẫn cũng cần phải quy định rõ trách nhiệm, vai trò cũng như quyền và lợi ích hợp pháp được hưởng của các cơ quan, tổ chức nói trên. Có như vậy mới tạo động lực khuyến khích sự tham gia của quần chúng nhân dân trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án hay các hình thức động viên về vật chất và tinh thần. Đồng thời, cũng cần phải quy định rõ ràng cụ thể về trình tự thủ tục cách thức thực hiện để tránh tình trạng các cơ quan chức năng không có sự thống nhất, tất yếu sẽ không đảm bảo được hiệu quả của các hình phạt KTTD trên thực tế.

Thứ ba, một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua chính là tư tưởng, là ý thức của mỗi người. Những người này có quyền quyết định ra bản án phải thay đổi được quan điểm xét xử của mình khi đưa ra bản án, tránh tình trạng vì tâm lý lo lắng của mình mà áp dụng hình phạt nặng hơn tội phạm gây ra. Quan điểm coi trọng hình phạt tù cũng cần phải thay đổi, nhà nước hiện nay đã thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo của mình, không phải cứ là hình phạt nặng mới là hình phạt, mới có tính giáo dục cao hơn mà mỗi hình phạt trong giới hạn của mình đều có mang tính giáo dục nhất định và tính giáo dục đó phù hợp với tội phạm mà nó phải điều chỉnh, hiểu rõ được vấn đề này thì khi quyết định hình phạt sẽ không đưa ra những hình phạt nặng hơn tội đã gây ra. Vấn đề tâm lý của người quyết định hình phạt bị sửa án, hủy án cần phải đánh vào tâm lý sợ hải đó của họ, giúp họ có thể dám làm đúng như luật quy định. Cũng nên đưa ra chế tài thật nghiêm khắc cho hành vi quyết định hình phạt không phù hợp với tội phạm của người bị kết án. Do đó, cần thường xuyên tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện tư tưởng và lập trường vững vàng cho các cán bộ làm công tác áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó phải tăng cường sự hợp tác và trao đổi kinh

GVHD: Nguyễn Thu Hương 59 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

nghiệm lập pháp hình sự với một số nước. Nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài nhằm tiếp thu những kinh nghiệm phong phú của các nước về điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề tương tự thuộc lĩnh vực hình sự Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở đó có thể tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tiến bộ vào trong việc hoàn thiện những quy phạm, chế định cần thiết trong đó có hình phạt KTTD phù hợp với trình độ và điều kiện của Việt Nam.

Thứ tư, cần mở rộng hơn công tác tuyên truyền pháp luật hiện nay hơn nữa với phạm vi rộng trong toàn nhân dân thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật như thành lập các buổi tuyên truyền pháp luật tại các trung tâm cộng đồng của các Ủy ban nhân dân xã mỗi quý một lần hay các buổi thi về hiểu biết pháp luật tại nhà trường cho học sinh đó cũng là một hình thức tuyên truyền pháp luật. Hơn nữa vai trò của gia đình và xã hội là rất lớn trong công tác thi hành án, nhất là án phạt KTTD, do đó phải có sự phối hợp tích cực giữa nhà nước với gia đình và xã hội để hình phạt KTTD được áp dụng sâu rộng hơn. Đặc biệt làm tốt công tác tư tưởng, khuyến khích các thành viên trong gia đình của những người bị áp dụng các hình phạt KTTD, để từ đó cho họ thấy được vai trò quan trọng của sợi dây tình cảm trên con đường hoàn lương của con em họ.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 57)