Các hình phạt không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 27)

phạt tạo điều kiện giúp đỡ người phạm tội dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong quá trình cải tạo, giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Đó chính là bản chất nhân đạo rõ nét của các hình phạt KTTD trong HTHP nước ta. Khi chấp hành các hình phạt này, vì không buộc phải cách ly khỏi cộng đồng nên những lợi ích của họ về mọi mặt chỉ bị hạn chế ở mức tối thiểu nên một số lợi ích vật chất và xã hội khác vẫn có thể được đảm bảo, xóa bỏ tâm lý “ hễ phạm tội là ở tù” của nhân dân. Do đó, sự có mặt của các hình phạt KTTD sẽ giúp cho các lợi ích của người bị kết án được đảm bảo (tất nhiên họ phải chịu sự giám sát của gia đình, các cơ quan chính quyền địa phương), từ đó sẽ là động lực giúp cho quá trình chấp hành án của họ đạt hiệu quả cao hơn.

Cuối cùng, hình phạt KTTD là yếu tố đảm bảo cho HTHP có hiệu lực cao trên thực tế. Với sự đa dạng phong phú của các hình phạt KTTD kết hợp hài hòa yếu tố trừng trị và giáo dục cải tạo giúp Tòa án có nhiều khả năng lựa chọn linh hoạt các hình phạt phù hợp với từng hành vi phạm tội, tránh được việc tuyên án quá nặng hoặc quá nhẹ, dễ dẫn đến sự mất niềm tin vào người phạm tội nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung tất yếu làm cho bản án khó có hiệu quả thi hành. Trong khi đó việc tuyên các hình phạt KTTD đối với những đối tượng có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999 thay thế cho việc buộc họ phải chịu hình phạt tù trong thời gian ngắn cũng sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo thi hành hình phạt trên thực tế. Bởi khi đó, họ sẽ không buộc phải rời khỏi môi trường xã hội bình thường mà họ sống, họ có điều kiện để cải tạo tốt hơn bên cạnh sự yêu thương chăm sóc, động viên và chia sẽ của gia đình, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm. Đây cũng là yếu tố tăng cường hiệu quả của các hình phạt KTTD nói riêng và HTHP nói chung.

1.3. Sơ lược về sự phát triển của hình phạt không tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam qua các thời kì Việt Nam qua các thời kì

1.3.1. Các hình phạt không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến phong kiến

Trong pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến ở các thời kì Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà Trần hay nhà Lý… hình phạt đại đa số vẫn mang tính chất nhục hình, đày

GVHD: Nguyễn Thu Hương 28 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

đọa về thể xác và tinh thần đối với người phạm tội các hình phạt KTTD có rất ít và không được chú ý nhiều. Do đó, người viết chọn 2 bộ luật điển hình cho việc sử dụng có hiệu quả các hình phạt KTTD để phân tích và làm rõ quy định các hình phạt KTTD trong thời kì phong kiến.

Bộ Luật Hồng Đức (còn gọi là Quốc triều hình luật)

Bộ Luật Hồng Đức ra đời năm 1983 dưới thời vua Lê Thánh Tông, mà cho tới thời điểm nó ra đời thì Quốc triều hình luật coi là bộ luật sơ bộ nhất với 722 Điều. Do vẫn dựa theo bộ luật nhà Đường nên trong HTHP của Quốc triều hình luật vẫn có hệ thống ngũ hình: Xuy, trượng, đồ, lưu, tử và các hình phạt ngoài ngũ hình còn có phạt tiền và biếm chức.

+ Xuy hình (đánh roi): có 5 bậc là 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi. Ngoài ra còn có thể kèm các hình phạt này là hình phạt bổ sung: Phạt tiền hay biếm chức.

+ Trượng hình (là hình phạt đánh bằng gậy): có 5 bậc là 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng. Hình phạt này chỉ áp dụng đối với đàn ông và có thể kèm theo hình phạt bổ sung là đồ hình, lưu hình và biếm chức.

Ngoài hai hình phạt KTTD trên nằm trong hệ thống ngũ hình, Quốc triều hình luật còn quy định thêm 2 hình phạt bổ sung cũng KTTD là phạt tiền và biếm chức. Khi bị biếm chức người phạm tội có thể chuộc bằng tiền, số tiền nhiều hay ít tùy theo tước phẩm cao hay thấp.

Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long)

Được biên soạn vào thời nhà Nguyễn, dưới thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Vì công việc biên soạn khá vội, cộng với việc thiếu tinh thần tự chủ của các vị quần thần nên Bộ Hoàng Việt Luật Lệ gần như sao y bản Đại Thanh Luật Lệ của Trung Quốc về mọi mặt. Bộ Hoàng Việt Luật Lệ gồm 398 điều, chia làm 22 quyển, trong đó có 353 điều quy định về các tội phạm cụ thể.

+ Xuy hình (đánh roi): là hình phạt đánh bằng roi mây nhỏ vào mông người bị trừng phạt làm cho họ xấu hổ, nhục nhã để tự sữa chữa lỗi lầm của mình. Xuy hình chia 5 bậc: từ 10 đến 50 roi.

+ Trượng hình (đánh gậy): là hình phạt có mức độ nghiêm khắc cao hơn xuy hình. Hoàng Việt Luật Lệ quy định cứ 2 roi đổi thành 1 trượng. Ai phạm tội nặng hơn 50 roi thì người ta có thể bỏ roi và quy sang xử phạt bằng trượng. Phạt bằng trượng có 5 bậc, mỗi bậc là 10 trượng, tương ứng là 60, 70, 80, 90 và tối đa là 100 trượng.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 29 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Nhìn chung các hình phạt KTTD trong Hoàng Việt Luật Lệ không tước đi các quyền thiết thân của người phạm tội nhưng lại nhằm gây đau đớn về thể xác, mục đích để cho người phạm tội cảm thấy xấu hổ, từ đó tự mình sửa chữa sai lầm. Bên cạnh đó còn một số ngoài hình phạt ngũ hình cũng KTTD người phạm tội như: xâm chữ, mang gông xiềng, tịch thu tài sản, sung vợ con làm nô tỳ…

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)