Những vướng mắc, bất cập chung đối với các hình phạt không tước tự do

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 53)

Tỷ lệ áp dụng các loại hình phạt KTTD ở mức độ khá thấp, còn hạn chế trong thời gian vừa qua do rất nhiều nguyên nhân, hay nói cách khác việc quy định cũng như thực tiễn áp dụng và thi hành các hình phạt chính KTTD còn tồn tại rất nhiều bất cập

Thứ nhất, mặc dù theo quy định tại Điều 28 BLHS năm 1999 thì các hình phạt KTTD chiếm tỷ lệ 3/7 trong hệ thống các hình phạt chính, tuy nhiên chúng chỉ được quy định trong các chế tài lựa chọn với các hình phạt tù, chứ không được quy định thành các chế tài độc lập. Mặt khác việc chiếm ưu thế của các hình phạt tù trong mối tương quan với các hình phạt khác trong HTHP được thể hiện ở các chế tài quy định ở phần các tội phạm là lý do chính để giải thích cho việc các hình phạt tù được áp dụng đại đa số trong thực tiễn.

Thứ hai, từ khi luật hình sự được pháp điển hóa bằng BLHS, hình phạt KTTD cũng như những hình phạt khác đã được quy định trong bộ luật tuy nhiên hình phạt chỉ mang tính định hướng chung và chưa có văn bản dưới luật dùng để điều chỉnh từng hình phạt cụ thể do đó khả năng áp dụng là rất thấp. Trước khi luật THAHS 2010 ra đời thì chưa có một văn bản chung nào quy định về thi hành án hình sự và sau khi luật THAHS 2010 ra đời thì chỉ NĐ 60/2010 quy định thi hành về hình phạt CTKGG, còn hai hình phạt còn lại là phạt tiền và cảnh cáo chỉ dựa vào quy định tại BLHS và những quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự mà áp dụng và thi hành. Nói có nghị định ban hành điều chỉnh tuy nhiên khả năng áp dụng của nghị định cũng chưa cao vì vẫn còn quy định chung chung, mang tính nguyên tắc mà chưa quy định cụ thể những điều kiện, phương thức áp dụng. Do đó, sự khó khăn trong việc thi hành bản án đã tuyên khiến hội đồng xét xử thường nghiên về xu hướng áp dụng các hình phạt tù hơn là việc áp dụng hình phạt KTTD.

Thứ ba, việc áp dụng hình phạt KTTD thấp như vậy một lý do rất quan trọng nữa là do những người có quyền ra quyết định hình phạt với người phạm tội đó chính là hội đồng xét xử. Thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều bản án đã tuyên bị sửa, hủy án, đây là một áp lực đối với người ra quyết định, bởi tâm lý sợ sửa án ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến cũng như uy tín của bản thân. Khi lo sợ như vậy phần lớn sẽ dẫn đến lựa chọn phương án an toàn là quyết định những hình phạt nặng hơn hình phạt đáng sử dụng. Trong HTHP của nước ta hầu như những hình phạt KTTD sẽ được quy định theo hướng lựa chọn giữa nó và hình phạt tù đến 3 năm – mức phạt tù cao nhất của khung. Với quy định lựa chọn như vậy và với tâm lý chọn một hình phạt nặng hơn

GVHD: Nguyễn Thu Hương 54 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

để chắc chắn không bị sửa, hủy thì hội đồng xét xử sẽ lựa chọn hình phạt tù với một thời hạn ngắn để quyết định hình phạt.

Thứ tư, hiện nay vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân vẫn được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao nhất là đối các hình phạt KTTD. Hầu như người dân khi nghĩ đến hình phạt đều nói đến hình phạt nặng như đi tù hay tử hình. Mọi người trong suy nghĩ sẽ cho rằng nếu đã bị đưa ra xét xử thì phải chịu tội thật nặng mới hợp lẽ, và trường hợp này đúng khi nói đến thân nhân của người bị hại, họ thường mong muốn thủ phạm phải chịu án nặng nhất bất chấp hành vi phạm tội của người đó là gì. Do đó, cần phải có biện pháp tốt nhất để ý thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên nhất là trong giai đoạn đất nước phát triển như hiện nay.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)