Nội dung của hình phạt tiền

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 37)

Hình phạt tiền có đối tượng tác động là lợi ích kinh tế của người bị kết án bởi lẽ nội dung quy định về hình phạt tiền chính là sự tước bỏ những khoản tiền nhất định của người bị kết án để sung vào công quỹ. Đây là hình phạt có khả năng tác động, ảnh hưởng một cách trực tiếp và có hiệu quả về mặt kinh tế đối với người phạm tội, nhằm tước đoạt một khoản tiền nhất định của họ và qua đó đạt được mục đích giáo dục, thức tỉnh họ nhận ra lỗi lầm mà không cần tước đi quyền tự do của những người đó. Với tư cách là hình phạt chính, hình phạt tiền được áp dụng đối với các tội theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”. Phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính khi điều luật có quy định áp dụng hình phạt này là hình phạt chính. BLHS năm 1999 không cho phép áp dụng hình phạt tiền thay cho các hình phạt chính khác và ngược lại.

Phạt tiền là hình phạt tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Các mức độ phạt tiền cao thấp khác nhau cũng gây nên tác động khác nhau đến ý thức của họ. Do đó, không thể quyết định mức phạt tiền một cách tùy tiện được mà phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cùng với việc cân nhắc nhiều yếu tố khác. Khoản 3 Điều 30 BLHS năm 1999 đã quy định tương đối cụ thể:

GVHD: Nguyễn Thu Hương 38 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng”. Điều luật đã quy định rõ ràng về mức tối thiểu của hình phạt và nguyên tắc áp dụng hình phạt tiền khi quyết định hình phạt. Đây là một điểm mới, khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985 đã không quy đinh mức tối thiểu của hình phạt tiền. Việc BLHS năm 1999 quy định mức phạt tiền tối thiểu đã khắc phục những khó khăn không nhỏ trong thực tiễn áp dụng luật hình sự. Theo đó, mức phạt tối thiểu là 1 triệu đồng, còn mức phạt tối đa sẽ tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Có thể mức đó là 1 tỷ đồng (Điều 172 - Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên), hoặc cũng có thể luật quy định mức phạt tiền tối đa gấp 10 lần số tiền thu lợi bất chính (Điều 163 - Tội cho vay nặng lãi)… Việc quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền thật sự đã đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo cho nguyên tắc công bằng khi quyết định hình phạt.

Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 30 BLHS thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đồng thời cũng phải chú ý đến “tình hình tài sản” của người đó và “sự biến động giá cả” để có thể đưa ra một mức tiền phạt hợp lí vừa có tính răn đe, thức tỉnh người phạm tội, vừa có thể đảm bảo cho hình phạt có tính khả thi. Ví dụ 1: Người phạm tội buôn lậu, giá trị hàng hóa phạm pháp là dưới 300 triệu đồng, phạm tội lần đầu, tài sản của người phạm tội có nhiều hơn giá trị hàng hóa phạm pháp, tình hình giá cả thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm đang tăng lên. Nếu hội đồng xét xử quyết định phạt tiền là hình phạt chính, thì hội đồng xét xử có thể quyết định mức phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 153 BLHS năm 1999 là 100 triệu đồng. Ví dụ 2: Người phạm tội là người làm thuê, giúp sức cho người buôn lậu trong vận chuyển hành hóa qua biên giới để được nhận tiền công, do người buôn lậu trả. Tình hình tài sản của người phạm tội là khó khăn (họ thuộc diện nghèo của địa phương), giá cả thị trường tại thời điểm xét xử đang tăng lên. Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Nếu hội đồng xét xử quyết định hình phạt tiền là hình phạt chính, thì có thể quyết định mức phạt tiền thấp nhất quy định tại khoản 3 Điều 30 BLHS năm 1999 là 1 triệu đồng.

Có thể thấy, việc BLHS năm 1999 quy định mức tối thiểu, tình hình tài sản cũng như sự biến động giá cả của hình phạt tiền mang một ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng luật hình sự có thể vận dụng khi quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật theo Điều 47 BLHS năm 1999, lại vừa “ Thể hiện rõ tính nghiêm

GVHD: Nguyễn Thu Hương 39 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

khắc cần thiết của chế tài hình sự so với các chế tài khác như: chế tài hành chính, kinh tế…”12

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)