Khái niệm về hình phạt cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 42)

Trong lịch sử lập pháp của nước ta thì hình phạt CTKGG là một hình phạt còn mới mẽ. Nếu như hình phạt cảnh cáo hay phạt tiền ngay từ những năm mới giành độc lập đã được quy định thì cải tạo phải đến BLHS năm 1985 mới lần đầu tiên được đề cập đến. Với sự đóng góp quan trong trong việc quyết định hình phạt, nhà nước khi ban hành BLHS năm 1999 đã tiếp tục đưa hình phạt CTKGG vào hệ thống hình phạt của luật hình sự. Theo tự điển Luật học thì “CTKGG là việc buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc thực hiện các nghĩa vụ nhất định”14. Theo quy định của BLHS hiện hành thì hình phạt CTKGG là việc nhà nước buộc người phạm tội phải giáo dục, cải tạo tại cộng đồng nơi sinh sống làm việc của họ dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Ngay từ tên gọi của hình phạt ta cũng thấy rõ đây là hình phạt KTTD của người bị kết án. Nó thể hiện đúng mục đích đề ra của hình phạt: cải tạo và giáo dục người phạm tội kết hợp với trừng phạt họ. Tuy nhiên xét về bản chất thì CTKGG tuy có mức độ nghiêm khắc nặng hơn hình phạt cảnh cáo và phạt tiền nhưng lại nhẹ hơn hình phạt tù. Chính vì lẽ đó, nên tính trừng trị của hình phạt này chưa cao. Cho nên, ngoài những điều kiện cần có thể được áp dụng hình phạt này và nếu muốn hình phạt được thực hiện một cách có hiệu quả hơn, có tính răn đe, giáo dục người

14

GVHD: Nguyễn Thu Hương 43 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

phạm tội nhiều hơn thì ngoài việc giám sát của cơ quan, chính quyền địa phương thì người kết án phải thực hiện thêm một số nghĩa vụ do luật định. Hiện nay, trong HTHP của nước ta, CTKGG chiếm vị trí cao nhất trong hình phạt KTTD cũng như một vị trí đáng kể ở toàn HTHP với 143/263 điều luật trong Bảng phụ lục 3, chiếm tỷ lệ 54,37%. Điều này chứng minh cho xu hướng áp dụng hình phạt KTTD ngày càng nhiều trong quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)