Thực tiễn áp dụng trong từng hình phạt cụ thể của các hình phạt không tước

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 50)

tước tự do

* Thực tiễn áp dụng đối với hình phạt cảnh cáo

Pháp luật nước ta theo xu hướng áp dụng hình phạt với mục đích giáo dục người phạm tội, khi áp dụng hình phạt thường chú trọng lựa chọn áp dụng hình phạt nhẹ nhất có thể cho người phạm tội. Trong 7 hình phạt chính thì cảnh cáo được coi là hình phạt nhẹ nhất. Với tính chất của hình phạt này, có nhiều quan điểm hiện nay cho rằng nên bỏ hình phạt này vì nó chỉ là sự lên án công khai của nhà nước đối với người phạm tội nên nó thiếu đi tính cưỡng chế cần thiết, lại ít có tác động đến người bị kết án, bởi lẽ nó không tước đi quyền tự do của họ, không tước đi các lợi ích kinh tế giống như hình phạt tiền, cũng không buộc khấu trừ thu nhập của người phạm tội như hình phạt CTKGG. Chính từ những lý do trên mà thực tế áp dụng hình phạt này trong thời gian qua rất hạn chế. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 theo Bảng phụ lục 4 cho thấy: tỉ lệ áp dụng hình phạt cảnh cáo là rất thấp chỉ năm 2004 chiếm 0,11% số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm hàng năm. Đến năm 2008 cả nước có 99.688 bị cáo đưa ra xét xử nhưng chỉ có 131 bị cáo bị xét xử hình phạt cảnh cáo chiếm tỉ lệ 0,13%. Các số liệu cho thấy, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo trong những năm gần đây của ngành Tòa án giảm rất nhiều, chỉ còn một phần hai, thậm chí một phần ba so với thời kì áp dụng BLHS năm 1985: số liệu cụ thể những năm trước đây: năm 1994 Tòa án các địa phương đã xử phạt cảnh cáo đối với 0,66% số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm, năm 1995 là 0,48%, năm 1996 là 0,55%,

21

Thu Hằng, Thi hành Bộ luật hình sự:Vì sao số người phạm tội bị kết án phạt tù chiếm tỷ lệ “áp đảo”?,

GVHD: Nguyễn Thu Hương 51 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

năm 1997 là 0,45%, năm 1998 là 0,39% (nguồn Tòa án nhân dân tối cao). Thực tế áp dụng hình phạt cảnh cáo rất ít so với 37 điều luật quy định áp dụng hình phạt này, hình phạt cảnh cáo thực sự chưa đáp ứng được mục đích thiết thực của mình, đây là một vấn đề cần được lý giải cụ thể trong tình hình hiện nay.

* Thực tiễn áp dụng đối với hình phạt tiền

Với hình phạt tiền đây là hình phạt tác động mạnh vào giá trị vật chất của người bị kết án, thông qua đó thay đổi ý thức, tư tưởng của họ. Hiện nay, hình phạt tiền với 66 điều luật quy định hình phạt tiền cho hành vi phạm tội, hình phạt với khả năng đánh vào hành vi vật chất của người phạm tội nên dĩ nhiên những trường hợp áp dụng chủ yếu là vi phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng… phạt tiền có vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục phòng ngừa, phòng chống tội phạm. Theo kết quả thống kê của Tòa án nhân dân tối cao giai đoạn 2004 – 2008 tại Bảng phụ lục 5 cho thấy số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử là 454.089 trong đó số bị cáo áp dụng hình phạt tiền chiếm 5.200 bị cáo chiếm 1,14% trên tổng số người bị kết án trong cả nước. Cụ thể năm 2004 trong tổng số 92.290 bị cáo xét xử trong năm thì chỉ có 588 bị cáo áp dụng hình phạt tiền chiếm tỉ lệ 0,63%. Tuy nhiên qua các năm số bị cáo áp dụng hình phạt tiền tăng hơn gấp 2 lần năm 2004 từ 588 bị cáo đến năm 2008 tăng lên 1.532 bị cáo áp dụng hình phạt tiền chiếm tỉ lệ 1,3%.

Còn trong giai đoạn 2009 – 2012 trong Bảng phụ lục 6 cho thấy số bị cáo bị Tòa án áp dụng hình phạt tiền tăng nhiều hơn so với giai đoạn năm 2004 - 2008. Cụ thể năm 2009 trong tổng số 80.246 bị cáo bị xét xử trong năm thì có 2.913 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền chiếm tỉ lệ 3,63 % đến năm 2012, số bị cáo áp dụng hình phạt tiền có chiều hướng tăng. Tuy nhiên số lượng tăng thêm không đáng kể chỉ có 4.144 bị cáo trong tổng số 103.255 bị cáo bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ 4,01 %.

Qua đó cho thấy hình phạt tiền đóng vai trò khá quan trọng trong luật hình sự Việt Nam do tác động trong quá trình hội nhập nên các tội phạm liên quan đến kinh tế, môi trường, ma túy, tham nhũng ngày càng gia tăng nên việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền phù hợp với thực tiễn hơn. Tuy nhiên qua bảng thống kê về số bị cáo bị áp dụng về hình phạt tiền của cả nước chiếm tỉ lệ khá thấp. Do đó, hình phạt tiền vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng và nhà nước ta.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 52 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

CTKGG là hình phạt có tính chất nghiêm khắc hơn so với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền nhưng lại nhẹ hơn hình phạt tù. Hình phạt này không tước đi quyền tự do của người bị kết án mà vẫn tạo điều kiện cho người bị kết án hòa nhập với cộng đồng nhưng phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương. Trong những năm qua, hình phạt CTKGG cũng được chú ý áp dụng hơn so với hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Theo kết quả thống kê trong Bảng phụ lục 7 của Tòa án nhân dân tối cao giai đoạn 2004 – 2008 cho thấy, số bị cáo bị tòa áp dụng hình phạt CTKGG trong nhiều năm qua tuy có tăng nhưng lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Năm 2004, trong tổng số 92.290 bị cáo bị đưa ra xét xử trong năm thì chỉ có 1.125 người bị phạt CTKGG và chỉ chiếm tỉ lệ 1,2% trong số tổng các hình phạt được áp dụng trong năm đó. Đến năm 2008, số bị cáo bị kết án CTKGG có chiều hướng tăng. Tuy nhiên số lượng tăng thêm là không đáng kể chỉ có 1.754 bị cáo trong tổng số 99.688 bị cáo bị đưa ra xét xử, chiếm tỉ lệ 1,75%. Theo thống kê tính trong giai đoạn 2004 – 2008, cả nước có tổng số 454.089 bị cáo đưa ra xét xử, trong đó có 6.854 bi cáo kết án CTKGG. Bên cạnh đó tại Điều 69 BLHS năm 1999 về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội cho thấy tính chất khoan hồng nhân đạo của nhà nước ta đối với người chưa thành niên, nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ, giúp họ nhận thức hành vi sai lầm mà sửa chữa trở thành người lương thiện. Nhưng thực tiễn áp dụng hình phạt CTKGG đối với người chưa thành niên là rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 2009 cả nước có 6.426 bị cáo là người chưa thành niên nhưng chỉ áp dụng hình phạt CTKGG là 156 bị cáo, trong khi 3.527 bị cáo là áp dụng hình phạt tù22. Tỷ lệ người chưa thành niên áp dụng hình phạt tù tương đối cao. Do đó việc áp dụng hình phạt CTKGG so với tương quan tính chất tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là chưa đạt yêu cầu. Qua những số liệu nói trên thì có thể nhận thấy thực tiễn áp dụng hình phạt CTKGG trên thực tế là rất hạn chế do một số nguyên nhân như việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt CTKGG còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có hướng áp dụng thống nhất, việc thi hành hình phạt CTKGG trên thực tế còn nhiều tồn tại, hạn chế thông qua công tác giám sát kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm. Do đó, cần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quy định của luật về hình phạt CTKGG nói riêng và hình phạt KTTD nói chung.

22

Nguyễn Mạnh Tiến, Bàn về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, tạp chí Tòa án nhân dân số 21 tháng 11/2010, Tr. 26.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 53 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 50)