Khái niệm về hình phạt cảnh cáo

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 32)

Trong hệ thống hình phạt hiện hành cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, có tính nghiêm khắc ít nhất đồng thời thể hiện rõ đặc điểm KTTD của hình phạt. Ngay từ khi mới hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hình phạt lúc đó ra đời với các hình phạt cảnh cáo, quản chế, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình đã được quy định trong những văn bản riêng lẽ nhằm điều chỉnh những hành vi phạm tội xảy ra trong xã hội. Tiếp theo đó với sự ra đời của BLHS năm 1985, Điều 21, 22 đã khẳng định vai trò quan trọng của cảnh cáo và hệ thống hình phạt. Quá trình sửa đổi luật, BLHS năm 1999 ra đời lần nữa đưa cảnh cáo vào hệ thống hình phạt chính. Xét về ngữ nghĩa thông thường cảnh cáo mang hàm nghĩa là “Báo cho người biết phải từ bỏ thái độ hoặc việc làm sai trái, nếu không sẽ bị xử trí, trừng phạt”9. Còn trong phạm trù thuật ngữ pháp luật, với tư cách là một hình phạt thì người viết có thể đưa ra định nghĩa về hình phạt cảnh cáo như sau: “Hình phạt cảnh cáo là một trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, thể hiện sự khiển trách công khai của Tòa án đối với người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt, góp phần

9

GVHD: Nguyễn Thu Hương 33 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và cải tạo, giáo dục người phạm tội”. Với hình thức là khiển trách công khai của người phạm tội trước Tòa án, hình phạt này vẫn có khả năng gây ra cho người kết án những tổn hại nhất định về mặt tinh thần và qua đó vẫn đạt được mục đích của hình phạt. Bởi một khi đã bị khiển trách, bị lên án công khai tại Tòa, trước mặt đông đảo quần chúng nhân dân thì tức khắc nó sẽ tác động về mặt tinh thần đối với người phạm tội, khiến họ cảm thấy xấu hổ từ đó khắc phục sửa chữa sai lầm và do đó, mục đích phòng ngừa tội phạm vẫn có thể đạt được mà không cần cách li họ ra khỏi đời sống bình thường. Trong BLHS hiện hành, tổng số có 263 điều luật quy định về các tội phạm thì cảnh cáo quy định ở 37 cấu thành trong Bảng phụ lục 1 với tư cách là hình phạt chính chiếm 14%. Đây chính là cơ sở cho việc áp dụng hình phạt này. Tuy nhiên luật hình sự Điều 47 BLHS năm 1999 đã quy định Tòa án có thể quyết định hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt quy định của điều luật, như thế thì không chỉ có những tội có quy định áp dụng hình phạt cảnh cáo mà các tội khác nếu đáp ứng điều kiện tại Điều 47 thì vẫn có thể áp dụng hình phạt này, cũng như những hình phạt khác.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)