Các hình phạt không tước tự do trong Bộ luật hình sự Việt Nam từ

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 29)

đến 1999

Giai đoạn từ 1985 đến trước 1999 với sự ra đời của BLHS năm 1985 thì hình phạt chính KTTD gồm có: Cảnh cáo (Điều 22); CTKGG (Điều 23); Phạt tiền (Điều 24). Cùng với những hình phạt bổ sung KTTD khác: Cấm đảm nhiệm chức vụ, làm

GVHD: Nguyễn Thu Hương 30 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

nghề hoặc công việc nhất định (Điều 28); cấm cư trú (Điều 29); quản chế (Điều 30); tước một số quyền của công dân (Điều 31); tịch thu tài sản (Điều 32), hình phạt tiền tùy trường hợp mà áp dụng như hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Hệ thống hình phạt giai đoạn này cơ bản đầy đủ so với giai đoạn trước đó, thêm nữa giai đoạn này nhà làm luật nước ta đã điều chỉnh cụ thể căn cứ và những điều kiện cụ thể của việc áp dụng đối với từng loại hình phạt.

Nhưng đất nước ngày càng phát triển, nhất là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã đề ra. Việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi khách quan của hoạt động lập pháp về hình sự. Đáp ứng yêu cầu đó ngày 21/12/1999, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X tại kì hợp thứ sáu đã thông qua BLHS, thay thế cho BLHS năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Trong bộ luật này có những điểm khác biệt so với BLHS năm 1985 như sau:

+ Đối với hình phạt cảnh cáo: BLHS năm 1985 quy định thời gian xóa án tích của hình phạt cảnh cáo là 3 năm nhưng BLHS năm 1999 chỉ còn 1 năm sau khi chấp hành xong bản án.

+ Đối với hình phạt tiền: BLHS năm 1999 quy định mức thấp nhất của hình phạt tiền là 1 triệu đồng, đây chính là vấn đề cần thiết, thể hiện tính nghiêm khắc của hình phạt tiền so với BLHS năm 1985 không quy định. BLHS năm 1999 mang tính nhân đạo hơn trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, thông qua quy định

“Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù…” và không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, không áp dụng bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

+ Đối với hình phạt CTKGG: nếu như thời hạn áp dụng hình phạt CTKGG ở BLHS năm 1985 là 6 tháng đến 2 năm thì đến BLHS năm 1999 thì thời hạn này đã tăng lên là 6 tháng đến 3 năm. Về điều kiện áp dụng BLHS năm 1985 chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trong, BLHS năm 1999 áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Về nghĩa vụ khấu trừ thu nhập thì BLHS năm 1985 không quy định, việc khấu trừ do tòa án quyết định. Nhưng BLHS năm 1999 thì quy định cụ thể khấu trừ 5% - 20% thu nhập, chỉ có thể miễn trừ trong trường hợp đặc biệt do Hội đồng xét xử quyết định.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 31 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Như vậy, BLHS năm 1999 đã xây dựng được một HTHP đa dạng với những điều kiện áp dụng cụ thể cho từng hình phạt làm cơ sở cho việc xây dựng các chế tài trong phần các tội phạm và là căn cứ Tòa án quyết định hình phạt.

Tóm lại, tội phạm xảy ra trong xã hội rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, do đó đòi hỏi nhà làm luật phải quy định nhiều loại hình phạt khác nhau để xử lý cho phù hợp, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa thể hiên tính nhân đạo của nhà nước ta. Bỡi lẻ đó BLHS năm 1999 ra đời với sự đa dạng của hệ thống hình phạt, bên cạnh sự cưỡng chế nghiêm khắc của hình phạt tù, phạt tử hình… còn có hình phạt nhẹ hơn thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta trong pháp luật đó là hình phạt KTTD, tuy không tước đi tự do về thân thể của người phạm tội nhưng vẫn mang lại được tính cưỡng chế là giáo dục người phạm tội.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 32 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Các hình phạt KTTD được quy định trong BLHS năm 1985 với những dấu hiệu pháp lý khá đơn giản và chưa đầy đủ. Điều này làm cho việc áp dụng điều luật gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Đến khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay thì những quy định về các hình phạt KTTD đã được sửa đổi theo hướng đầy đủ và hoàn thiện hơn rất nhiều so với Bộ luật trước đó. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định về các hình phạt KTTD giúp cho việc áp dụng điều luật của cơ quan tiến hành tố tụng được nhanh chống và dễ dàng hơn rất nhiều, thêm nữa giai đoạn này nhà làm luật nước ta đã điều chỉnh cụ thể căn cứ và những điều kiện của việc áp dụng các hình phạt KTTD theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt này trên thực tế điều này đã thể hiện tư tưởng, chính sách hình sự nhất quán trong áp dụng hình phạt vì mục đích giáo dục, cải tạo là chính.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)