CTKGG là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly ra khỏi xã hội. Trước đây, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại nghị quyết số 02 ngày 5/1/1986 thì có thể áp dụng hình phạt CTKGG, người phạm tội cần có đủ các điều kiện sau:
+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt;
+ Bị cáo không phải là người tái phạm về tội cố ý; + Bị cáo có căn cước, lý lịch rõ ràng, có nơi thường trú.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến BLHS năm 1999 đã ghi nhận: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” (khoản 1 Điều 31). Hiểu theo tinh thần của điều luật thì để được áp dụng hình phạt CTKGG, người đó phải đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, hình phạt CTKGG áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và người phạm tội nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”. Có thể thấy, theo quy định này thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù chứ không phải trên 5 năm tù, chung thân hoặc tử hình như BLHS năm 1985 quy định. Việc pháp luật hình sự quy định như vậy là rất phù hợp, bởi các tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là những tội phạm mà hậu quả, thiệt hại gây ra cho xã hội không quá lớn, có thể khắc phục được trong môi trường bình thường không cần phải cách li họ ra khỏi đời sống xã hội bình thường mà vẫn có thể đạt được mục đích của hình phạt.
Thứ hai, hình phạt CTKGG chỉ được áp dụng đối với người phạm tội khi họ có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng. Đây là một quy định mới của BLHS năm 1999. Bởi CTKGG là sự tự cải tạo, tự giáo dục của người bị kết án dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương. Do đó, khi áp dụng hình phạt này việc cải tạo, giáo dục cũng như chấp hành án của người phạm tội cũng sẽ không đạt
GVHD: Nguyễn Thu Hương 45 SVTH: Phan Thị Hồng Pha
được nếu người đó không có việc làm ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng. Bởi vì không quản lý được hoạt động của người đó, đồng thời không có sự tham gia của công dân, tập thể tổ chức trong quá trình giáo dục, cải tạo người bị kết án. Như thế sẽ rất khó đảm bảo cho hình phạt được thực thi, cũng như không đạt được mục đích của hình phạt.
Thứ ba, nếu xét thấy không cần thiết cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt CTKGG. Đây là điều kiện đòi hỏi Tòa án phải có sự xem xét, phân tích, đánh gía một cách toàn diện những tình tiết nhân thân người phạm tội, mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi. Qua đó, thấy không nhất thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội mà vẫn đảm bảo khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ thì Tòa án có thể cân nhắc và quyết định áp dụng hình phạt CTKGG cho chính xác.