Nội dung của hình phạt cảnh cáo

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 33)

Qua khái niệm về hình phạt cảnh cáo, ta thấy rằng cảnh cáo là một hình phạt nằm trong HTHP, thể hiện sự lên án, sự khiển trách công khai mà nhà nước dành cho người phạm tội, không tước đi quyền tự do của người đó như hình phạt tù, cũng không có khả năng gây ra thiệt hại nhất định về tài sản như hình phạt tiền… mà nó chỉ gây ra tổn hại về mặt tinh thần, buộc người phạm tội phải tự mình thấy ăn năn hối lỗi về hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, để từ đó biết tự nhận thức, tự sửa chữa, khắc phục lỗi lầm.

Khi Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo có nghĩa Nhà nước đang lên án, công khai khiển trách đối với hành vi người phạm tội. Việc lên án này không có tác động đến thân thể hay vật chất của người phạm tội, cái mà nhà nước hướng tới chính là tư tưởng, là tinh thần của họ. Khi chịu hình phạt, bị công khai khiển trách, tinh thần của người phạm tội sẽ chịu ảnh hưởng, qua đó nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, là hành vi sai trái sẽ chịu hình phạt. Nhận thức được vấn đề, người phạm tội sẽ dễ dàng thay đổi ý thức pháp luật của họ. Nhà làm luật luôn quy định các hình phạt tương ứng với mỗi hành vi phạm tội, những điều luật có quy định hình phạt cảnh cáo điều là phạm tội với mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao và hầu hết những hành vi này là phạm tội lần đầu, tính nguy hiểm ít đi. Như ta đã biết, các hình phạt dù là tước hay KTTD thì bản thân người phạm tội phải chịu tác động khác ngoài tinh thần: thân thể, vật chất, tự do… Nhà làm luật xét thấy những hành vi như vậy

GVHD: Nguyễn Thu Hương 34 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

không cần thiết phải áp dụng một hình phạt quá khắc khe, do đó hình phạt cảnh cáo sẽ được chọn áp dụng.

Khi nói đến hình phạt nhẹ, ít tác động đến lợi ít của người phạm tội, điều đó không có nghĩa hình phạt này không ảnh hưởng đến cuộc sống người phạm tội, vì bất kì mỗi một hình phạt nào cũng để lại hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất là phải mang án tích. Án tích phải mang trong một thời gian nhất định sẽ góp phần cùng với hình phạt tác động lên nhận thức pháp luật của người phạm tội, hạn chế dẫn đến loại bỏ hành vi của họ trong tương lai, hướng hành vi của họ đi đúng pháp luật. Hình phạt cảnh cáo là một hình phạt nhẹ nhất nên án tích của nó cũng tương đối ngắn, theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999 thì thời gian mà người bị kết án phải chịu án tích với hình phạt này là một năm10 sau khi chấp hành xong bản án hay thời hiệu thi hành bản án đã hết.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 33)