Cách thức thi hành hình phạt tiền

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 41)

Khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999 ghi nhận: “Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án”. Đây là một điểm mới rất quan trọng bởi lẽ lần đầu tiên cách thức thi hành hình phạt tiền được quy định tương đối chi tiết, cụ thể trong BLHS. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi để người bị kết án tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, điều kiện và khả năng tài sản của từng người đều có thể thi hành án phạt tiền mà Tòa án đã áp dụng với họ. Có thể nói đây là một quy định mở của pháp luật, bởi thông qua quy định này, người phải thi hành án nộp tiền có thể nộp một lần hoặc chia thành nhiều lần số tiền mà Tòa án đã tuyên, tạo khả năng cho người bị kết án thi hành hình phạt này trên thực tế, nhất là đối với những người bị Tòa án tuyên số tiền phạt quá lớn, đồng thời qua đó còn cho phép xác định

13

GVHD: Nguyễn Thu Hương 42 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

trách nhiệm của Tòa án đó là phải quy định thật rõ, thật cụ thể thời hạn mà người kết án phải thi hành hình phạt tiền trong bản án. Tuy nhiên khoản 5 Điều 257 BLTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp”. Đây là nét đặc trưng của việc thi hành hình phạt tiền so với các hình phạt khác. Bởi lẽ hình phạt tiền là hình phạt được quy định trong BLHS nhưng nó lại được thi hành theo trình tự thủ tục thi hành án dân sự. Pháp luật Việt Nam cũng không quy định bất kì một giải pháp cụ thể nào để đảm bảo thi hành hình phạt tiền đã tuyên, không quy định hình thức xử lý đối với những trường hợp không chịu nộp tiền phạt hoặc không có khả năng nộp phạt. Đây chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng cũng như hạn chế hiệu quả thi hành của hình phạt này trên thực tế.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)