Điều kiện áp dụng đối với hình phạt cảnh cáo

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 34)

Hành vi phạm tội thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định, đó là những hình phạt thích hợp, tuy nhiên để đạt được một hình phạt nhất định thì phải có những điều kiện nhất định. Điều 29 BLHS năm 1999 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Như vậy, để áp dụng hình phạt cảnh cáo thì cần đáp ứng điều kiện:

Thứ nhất, tội phạm mà họ vi phạm phải là tội ít nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 là tội phạm gây nguy hại không lớn với mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù. Xem xét định nghĩa tội phạm ít nghiêm trọng ta thấy được, đầu tiên đây là những hành vi có mức nguy hại không lớn và là hành vi có mức nguy hiểm thấp nhất. Hệ thống hình phạt nước ta được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hình phạt, cảnh cáo là hình phạt được sắp xếp đầu tiên nên nó là hình phạt nhẹ nhất. Với những hành động có mức nguy hại thấp nhất trong HTHP là hợp lý. Một vấn đề nữa cần xem xét ở đây nữa là không phải căn cứ những hành vi với tính nguy hiểm không lớn thì điều phạm tội ít nghiêm trọng, chỉ được xem là ít nghiêm trọng khi mà hành vi đó có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là không quá 3 năm tù giam. Ta đã biết điều luật quy định về các tội phạm thường có nhiều khung hình phạt cho hành vi phạm tội tùy theo tính chất nguy hại của hành vi mà có khung tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau.

10

BLHS Việt Nam năm 1985 quy định: người bị phạt cảnh cáo mang án tích tối đa là 3 năm (Điều 54). Về điểm này BLHS năm 1999 quy định theo hướng nhân đạo hơn đối với người bị kết án.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 35 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Thứ hai, người phạm tội phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Những tình tiết này điều được quy định trong Điều 46 BLHS năm 1999, Tòa án phải căn cứ quy định này, cùng với Điều 47 BLHS năm 1999 trong qúa trình xét xử để đưa ra hình phạt thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 gồm có 2 loại tình tiết được phân thành khoản 1 và khoản 2. Tại khoản 1 là những tình tiết luật định như: Phạm tội do tình thế cấp thiết, vượt quá phòng vệ chính đáng, người phạm tội tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, ngăn chặn, giảm bớt thiệt hại xảy ra,… đây là những tình tiết đã được quy định sẵn. Tuy nhiên tình tiết giảm nhẹ trên thực tế rất đa dạng và nhà nước không thể dự liệu hết được, do đó tại khoản 2 quy định cho phép Tòa án quyết định thêm những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, chẳng hạn như người bị hại có lỗi, thiệt hại do người thứ ba, gia đình bị cáo sửa chửa, bồi thường thiệt hai thay cho bị cáo… đây là một quy định mang tính phòng ngừa trong pháp luật, tạo điều kiện thực hiện pháp luật công minh nhưng vẫn có tình, đồng thời thể hiện rõ sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật nước ta. Ví dụ: Nguyễn Văn H bị Tòa án kết án về tội: tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 1999, nhưng H có ba tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999 là: người phạm tội đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm (điểm a), phạm tội gây thiệt hại không lớn (điểm g), người phạm tội thành khẩn khai báo ăn năn hối cải (điểm p). Trường hợp này Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội. Vì thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999. Do đó theo tinh thần của Điều 29 BLHS là “có nhiều tình tiết giảm nhẹ” được áp dụng trong trường hợp cảnh cáo thì ta có thể hiểu phải ít nhất có hai tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 mới áp dụng hình phạt cảnh cáo. Quy định như vậy tránh cho tình trạng lạm dụng hình phạt cảnh cáo, bởi vì nếu cho phép những tình tiết tại khoản 2 của điều luật thì sẽ dẫn đến tình trạng Tòa án theo ý chủ quan của mình mà đánh giá tình tiết giảm nhẹ cũng như quyết định hình phạt.

Thứ ba, Tòa án xem xét thấy người phạn tội cũng như hành vi của họ chưa đến mức miễn hình phạt. Miễn hình phạt là quy định khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội, theo quy định tại Điều 54 BLHS thì đây là trường hợp mà người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự. Vậy trường hợp này người phạm tội tuy có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tuy chưa đến mức được khoan hồng đặc biệt, những trường hợp này là phụ thuộc vào đánh giá của Hội đồng xét xử dựa trên hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội… để đưa ra quyết định. Vì họ tuy chưa đến mức miễn

GVHD: Nguyễn Thu Hương 36 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

hình phạt tuy nhiên lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên vẫn cần có hình phạt thích hợp để răng đe, phòng ngừa.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)