Cách thức thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 45)

Khoản 2 Điều 31 BLHS năm 1999 ghi nhận: “Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó”. Quy định này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương và gia đình người bị kết án trong việc thi hành hình phạt CTKGG. Quy định này nhằm gắn liền với trách nhiệm của xã hội trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội, một mặt vừa tạo điều kiện giúp đỡ tốt hơn cho người phạm tội trên con đường hoàn lương, mặt khác làm cho hình phạt này được áp dụng có hiệu quả hơn trên thực tế16.

Trong thời gian chấp hành hình phạt, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định hướng dẫn thi hành hình phạt CTKGG tại Nghị định số 60/2000/NĐ – CP: phải làm cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, phải ghi chép đầy đủ các quy định trong sổ theo dõi và nộp trực tiếp cho người giám sát… (Điều 4 NĐ 60, Điều 75 Luật THAHS). Mặt khác, người bị kết án còn bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước17. Đây là một ràng buộc về kinh tế đối với người bị kết án, buộc họ phải chấp hành nghiêm túc hình phạt. Theo đó việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án là bắt buộc và khi Tòa án quyết định áp dụng hình phạt CTKGG đối với người bị kết án phải đồng thời quyết định mức khấu trừ thu

16

Chương III, Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

17

Đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không thực hiện việc khấu trừ này (Điều 73 Bộ luật Hình sự hiện hành).

GVHD: Nguyễn Thu Hương 46 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

nhập một cách cụ thể và ghi rõ trong bản án. Trong bất kì trường hợp nào Tòa án cũng không được quyết định khấu trừ thu nhập theo mức nhỏ hơn 5% và lớn hơn 20% thu nhập của người bị kết án để sung quỹ nhà nước. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng mà nếu phải khấu trừ thu nhập trong một số trường hợp thì bản thân và gia đình họ sẽ lâm vào tình trạnh phá sản và kiệt quệ hoặc trong những trường hợp đặc biệt như hoàn cảnh gia đình đông con, khó khăn mà người bị kết án là lao động chính hoặc người đó không có thu nhập hay thu nhập không đáng kể thì Tòa án có thể miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Đây là quy định mới của BLHS năm 1999 mà BLHS năm 1985 chưa quy định. Quy định này thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật hình sự nước ta, đồng thời góp phần làm tăng tính hiệu quả khi thi hành hình phạt CTKGG.

Một vấn đề nữa chúng ta cần phải quan tâm khi thi hành hình phạt này đó là:

“…Nếu người bị kết án bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tam giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt CTKGG, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày CTKGG”(khoản 1 Điều 31). Quy định này nhằm mang lại sự công bằng và mang tính động viên sự cải tạo, giáo dục của người bị kết án, mặt khác còn nhằm đảm bảo tính chính xác và nhất quán trong quy định cũng như việc áp dụng pháp luật hình sự. Không chỉ có vậy, quy định này còn khắc phục những thiếu sót của BLHS năm 1985 chỉ quy định về thời gian tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt CTKGG mà không quy định thời gian tạm giữ cũng được khấu trừ khi thi hành hình phạt.

* Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với án treo

Qua nghiên cứu cho thấy CTKGG có sự khác biệt so với án treo. Tuy án treo cũng có nội dung và thể thức thi hành tương tự như CTKGG, về bản chất thì người bị án treo cũng không bị tước tự do, họ vẫn được sinh hoạt tại cộng đồng và cũng tự cải tạo, tự giáo dục dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên vẫn có nét khác biệt cơ bản giữa hai biện pháp này.

Trước hết về tư cách pháp lý thì CTKGG đóng vai trò là một hình phạt nằm trong HTHP của BLHS, còn án treo chỉ đơn thuần là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nó được áp dụng trong trường hợp người bị kết án tù không quá 3 năm và Tòa án căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ: nhân thân, hoàn cảnh phạm tội và nếu đủ điều kiện xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội thì áp dụng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm 18. Ví dụ: Trần

18

GVHD: Nguyễn Thu Hương 47 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Văn Tuấn, bị tòa án huyện A, tỉnh P tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội đánh bạc thì thời gian thử thách mà Tòa án được quyền ấn định bất kì một mức nào trong giới hạn tối thiểu là một năm và tối đa là năm năm.

Điểm khác biệt thứ hai theo pháp luật hình sự Việt Nam khi bị xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án ấn định thời hạn thử thách án treo từ một năm đến năm năm và phân biệt thành các trường hợp sau19. Trường hợp một: Người bị xử phạt tù mà trong quá trình điều tra, xét xử không bị tạm giam, thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù. Theo đó cũng ví dụ trên, Tòa án huyện A tỉnh P chỉ được phép ấn định mức thời gian thử thách đối với Tuấn là 2 năm tù × 2 lần = 4 năm thử thách, mà không có bất kì lựa chọn nào khác; Trường hợp 2: Người phạt tù tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại để chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Ví dụ: Tòa án xử phạt A là 3 năm tù cho hưởng án treo. Do A bị tạm giam 1 năm do vậy mức phạt tù A phải chấp hành là 2 năm. Vậy Tòa án ấn định thời gian thử thách đối với A là 4 năm; Trường hợp 3: Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian ngắn hơn mức được quy định tại hai trường hợp trên, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Trong khi đó, CTKGG được nhà làm luật quy định rất cụ thể sẽ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và cả tội nghiêm trọng chỉ cần người đó hội đủ các điều kiện để được quyết định hình phạt theo Điều 47 thì sẽ được áp dụng.

Thứ ba đó là về mặt nghĩa vụ, người bị án treo sẽ không phải khấu trừ thu nhập của mình như người bị phạt CTKGG đó là người bị kết án CTKGG bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước.

Thứ tư, trong giai đoạn chấp hành bản án, người được hưởng án treo phải chấp hành thời gian thử thách của án treo (chứ không chấp hành hình phạt), trong khi đó người CTKGG phải chấp hành hình phạt của bản án. Do vậy, nếu trong thời gian chấp hành bản án, người hưởng án treo phạm tội mới thì sau khi quyết định hình phạt đối với tội mới, họ phải chấp hành toàn bộ hình phạt của bản án treo mà không được trừ đi những ngày chấp hành thời gian thử thách. Trong khi đó, người bị phạt CTKGG sẽ được trừ đi thời gian họ đã chấp hành hình phạt CTKGG và chỉ tổng hợp hình phạt CTKGG còn lại chưa chấp hành theo nguyên tắc, cứ ba ngày CTKGG được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp hình phạt chung.

19

Nghị quyết số 01/2007 NQ-HĐTP, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm chấp hành hình phạt.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 48 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

Với sự đa dạng của HTHP, bên cạnh các hình phạt tước tự do: tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình thì hệ thống các hình phạt KTTD: cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG đã hợp thành một hệ thống các biện pháp cưỡng chế thể hiện triệt để mục đích của hình phạt theo quy định tại Điều 27 BLHS năm 1999, theo đó HTHP nói chung và các hình phạt KTTD nói riêng cần: trừng trị nghiêm khắc và thích đáng những người có hành vi nguy hại lớn cho xã hội, đồng thời răn đe họ không rơi vào con đường tái phạm, tái phạm nguy hiểm, làm gương cảnh tỉnh người khác. Mặt khác cũng cần phải khoan hồng cho những đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tạo điều kiện cho họ khắc phục sửa chữa lỗi lầm, tách họ ra khỏi ảnh hưởng của cái xấu và đưa họ quay trở lại với cuộc sống bình thường. Đó là những điều mà nhà làm luật muốn thể hiện trong sự đa dạng của hình phạt qua các quy định của từng điều luật cụ thể, với sự quy định khá chặt chẽ về nội dung, điều kiện hay cách thức thi hành của hình phạt nhưng cũng cần phải đặt những tiêu chí này trong mối tương quan với tình hình chung của xã hội, gắn liền với những thay đổi và phát triển của xã hội thì mới có thể đánh giá hiệu quả các hình phạt KTTD một cách chính xác được.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 49 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO

Trong thời đại ngày nay khi pháp luật nước ta đang đi theo xu hướng tăng khả năng áp dụng những hình phạt KTTD của người phạm tội đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích giáo dục cũng như trừng trị đặt ra đối với hành vi phạm tội của họ, pháp luật nước ta cũng tăng theo quy luật phát triển của xu hướng ngày nay, ngày càng quy định mở rộng hơn phạm vi áp dụng của những hình phạt KTTD trong các quy định của pháp luật. Quy định được mở rộng là thế nhưng trên thực tế việc áp dụng hình phạt KTTD gặp nhiều khó khăn, bất cập. Do đó, để hình phạt KTTD áp dụng với phạm vi rộng hơn cũng như phát huy được tối đa khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ đề ra, chúng ta cần có những thay đổi nhất định trong quá trình áp dụng thi hành hình phạt KTTD.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 45)