Điều kiện áp dụng hình phạt tiền

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 39)

Quy định tại Điều 23 BLHS năm 1985 về phạm vi áp dụng hình phạt tiền khá hẹp và chưa quy định rõ loại tội phạm nào thì áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính, loại tội phạm nào áp dụng với hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mà chỉ quy định một cách chung chung: “Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động trong những trường hợp khác do luật này quy định”. Đến BLHS năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và quy định rõ hơn các điều kiện áp dụng hình phạt tiền (là hình phạt chính và hình phạt bổ sung), qua đó đảm bảo sự công bằng và đảm bảo cho HTHP được linh hoạt hơn. Đối với hình phạt tiền là hình phạt chính được quy định tại khoản 1 Điều 30 BLHS quy định: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”. Như vậy điều kiện để áp dụng hình phạt tiền là chỉ áp dụng đối với các tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng như đã đề cập ở phần hình phạt cảnh cáo, được quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS. Tuy nhiên không phải người phạm tội ít nghiêm trọng nào cũng điều được áp dụng hình phạt tiền mà chỉ trong giới hạn phạm vi do BLHS quy định. Vì vậy dù trong trường hợp phạm tội cụ thể có đủ khả năng chuyển sang áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn theo quy định tại Điều 47 nhưng điều luật cụ thể không quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì cũng không được áp dụng. Đặc biệt khi xét xử Tòa án không được xử phạt liên đới đối với hình phạt tiền có nghĩa là Tòa án không được tuyên các bị cáo phải liên đới cùng nhau nộp số tiền phạt mà phải cá thể hóa đối với từng bị cáo.

Về phạm vi áp dụng, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 30 thì hình phạt được áp dụng với tư cách là hình phạt chính đối với các tội xâm phạm đến các nhóm khách thể sau:

+ Trật tự quản lý kinh tế: Tội buôn lậu (Điều 153), Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154)…

+ Trật tự công cộng: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202), Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203)…

12

GVHD: Nguyễn Thu Hương 40 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

+ Trật tự quản lý hành chính: Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267)…

+ Các lĩnh vực khác do luật định như: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125), Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201)…

Như vậy có thể thấy phạm vi áp dụng và đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính được mở rộng hơn BLHS năm 1985. Đây là một điểm mới trong chính sách hình sự của nhà nước ta đối với việc áp dụng hình phạt tiền trong một số trường hợp nhằm phát huy tối đa ưu điểm của loại hình phạt này đồng thời còn giúp cho việc vận dụng hình phạt này trong từng trường hợp cụ thể được chính xác, tránh việc áp dụng tràn lan, dễ làm nảy sinh tiêu cực. Việc quy định như vậy còn tạo ra khả năng pháp lý cho việc Tòa án có thể quyết định hình phạt, phạt tiền là hình phạt chính phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như phù hợp với các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội để đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đối với hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 30 BLHS năm 1999 “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định”. Cũng giống như trường hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính mức phạt và cách thức thi hành trong trường hợp áp dụng là hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung là một bộ phận cấu thành của HTHP được quy định tại khoản 2 Điều 28 BLHS năm 1999, thể hiện sự phong phú, đa dạng và cân đối của HTHP, giúp cho việc xử lý tội phạm được triệt để. Khi là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền được áp dụng đối với tội tham nhũng, ma túy và một số tội phạm khác do BLHS quy định. Nó không được tuyên độc lập mà được tuyên kèm theo một hình phạt chính đối với mỗi hành vi phạm tội cụ thể. Tòa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội khi điều luật có quy định. Ví dụ: Vào lúc 23 h ngày 20/8/2013 Trần Thanh Tùng cùng ba người khác đua xe trái phép ở thành phố Cao lãnh do tốc độ chạy nhanh nên Tùng đụng anh Tám chạy cùng chiều rồi bỏ chạy để nhằm trốn tránh trách nhiệm. Sau đó Tùng bị bắt và bị tuyên phạt 3 năm tù về tội đua xe trái phép quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 207 BLHS năm 1999 và Tùng còn phải chấp hành hình phạt bổ sung là 5 triệu đồng cho hành vi phạm tội đó.

Vấn đề về đối tượng chịu án phạt này, theo quy định của BLHS năm 1999 tại Điều 30 không nhắc đến đối tượng tuy nhiên tại phần quy định dành cho người chưa

GVHD: Nguyễn Thu Hương 41 SVTH: Phan Thị Hồng Pha

thành niên nhà làm luật quy định rằng không được áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội từ 14 đến 16 tuổi (Điều 69 BLHS năm 1999). Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với quy định của BLHS năm 1985 quy định rõ ràng không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc quy định thay đổi như vậy là đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với những quy định dành cho người chưa thành niên ở các lĩnh vực dân sự, lao động… khi chủ thể ở các ngành luật này hầu như người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đều có quyền nhất định đối với cuộc sống, công việc, hành vi của mình. Vậy thì có thể nói đây là sự tiến bộ trong pháp luật hiện hành. Nói có thể áp dụng với đối tượng là người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên tuy nhiên Tòa án phải xem xét khả năng tài chính của họ, và chỉ được áp dụng khi họ có thu nhập hay tài sản riêng: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng” (Điều 72 BLHS năm 1999). Ta biết hình phạt là tác động trực tiếp đến người phạm tội, do đó người phạm tội chưa thành niên không có tài sản thì việc áp dụng hình phạt tiền với họ là bất khả thi, vì không thể để gia đình chịu hình phạt thay cho họ. Và cũng theo nguyên tắc xử lý người chưa thành niên là giáo dục giúp đỡ người phạm tội sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội nên mức phạt của họ cũng thấp hơn so với hình phạt thông thường, không quá ½ mức phạt điều luật quy định13. Ví dụ: Nguyễn Văn H (17 tuổi 8 tháng), bị kết án về tội buôn lậu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 153 BLHS có khung phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, nếu Tòa án chọn hình phạt tiền là hình phạt chính thì chỉ được phạt Nguyễn Văn H mức tối đa không quá 50 triệu đồng.

Một phần của tài liệu các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)