Trong BLHS hiện hành không đưa ra khái niệm về hình phạt tiền, nhưng với tư cách là một biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong BLHS và do Tòa án áp dụng ta có thể đưa ra khái niệm về hình phạt tiền như sau: “Phạt tiền là hình phạt tước của người kết án một khoản tiền nhất định sung vào công quỹ nhà nước”11.
11
GVHD: Nguyễn Thu Hương 37 SVTH: Phan Thị Hồng Pha
Hình phạt tiền không tước tự do nhưng vẫn có thể tác động đến người phạm tội bằng biện pháp buộc người bị kết án nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng cho mỗi loại tội phạm mà không phụ thuộc vào hình phạt bổ sung, với một tội phạm cụ thể luật có thể quy định một hoặc nhiều loại hình phạt chính, nhưng khi áp dụng Tòa án có thể áp dụng cho mỗi tội một hình phạt chính. Với tư cách là hình phạt chính tại 66 điều luật trong tổng số 263 điều luật trong Bảng phụ lục 2 quy định về tội phạm cụ thể, chiếm 25,1 % trong tổng số hình phạt. Xem xét hình phạt tiền trong BLHS năm 1985 ta thấy so với 6 hình phạt tiền trên 215 điều luật thì số lượng điều luật tại BLHS năm 1999 cao hơn hẳn. Qua đó, có thể thấy BLHS năm 1999 đã mở rộng một cách đáng kể phạm vi áp dụng hình phạt tiền. Số lượng hình phạt chính tăng là sự phù hợp giữa pháp luật và tình trạng kinh tế xã hội hiện nay, kinh tế phát triển đồng nghĩa với pháp luật cũng cần có sự thay đổi thích hợp. Với mục đích là hình phạt không phải trừng trị mà là giáo dục cải tạo, nhà nước quy định thêm nhiều trường hợp áp dụng hình phạt tiền trong luật hình sự.