Xác định thành phần đất khu vực nghiên cứu quy hoạch cây dược liệu

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 66)

IV. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG DỰ ÁN:

4.3.1. Xác định thành phần đất khu vực nghiên cứu quy hoạch cây dược liệu

Dự án kế thừa kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lào Cai năm 2010, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa của nhóm tư vấn, kết quả đối chiếu các phẫu diện đất với tiêu chuẩn phân loại đất, tiến hành xác định tên đất cho từng phẫu diện. Sau đó tổng hợp, đối chiếu bản đồ và lập bảng phân loại đất cho vùng sản xuất cây dược liệu của tỉnh. Kết quả cho thấy:

- Vùng nghiên cứu quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh tập trung vào các loại đất chính sau:

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao (900 -1800m) có tổng diện tích 18.345ha, chiếm 72,2% cơ cấu diện tích đất vùng nghiên cứu quy hoạch. Cụ thể từng loại đất như sau:

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): 9.342ha Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít (Ha): 9.003 ha

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao (>1.800 m) có tổng diện tích 1.737 ha, chiếm 6,8% cơ cấu diện tích đất vùng nghiên cứu quy hoạch và tập trung chủ yếu là loại đất mùn vàng nhạt Potzon hoá (A0).

+ Nhóm đất đỏ vàng (F) có tổng diện tích 4.880 ha, chiếm 19,2% cơ cấu diện tích đất vùng nghiên cứu quy hoạch. Cụ thể từng loại đất như sau:

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): 2.774 ha Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):1.834 ha Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 272 ha + Nhóm đất phù sa:

Đất phù sa ngòi suối (Py): 246 ha + Nhóm đất thung lũng:

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 193 ha

Chi tiết quy mô, chủng loại thành phần đất khu vực nghiên cứu quy hoạch được thể hiện tại phụ lục 5

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w