1.1. Các quan điểm quy hoạch phát triển cây dược liệu hàng hóa
1.1. Quy hoạch phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Các vùng quy hoạch phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
1.2. Quy hoạch phát triển dược liệu hàng hóa phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP – WHO) khi tiêu thụ trên thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.3. Quy hoạch phải gắn với việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư cho khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu từ khâu trồng trọt, thu hái và chế biến sản phẩm.
1.4. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
1.2. Mục tiêu của quy hoạch
1.2.1. Muc tiêu chung
- Tập trung phát triển 23 chủng loại dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu mát mẻ á nhiệt đới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai.
- Từng bước xây dựng được các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
Để phù hợp với định hướng chung về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì mục tiêu cụ thể trong phát triển sản xuất cây dược liệu hàng hóa tập trung có thể được cân nhắc trong các phương án sau:
* Phương án 1:
- Lựa chọn phương án quy hoạch: Khai tác tối đa tiềm năng đất đai có khả năng phát triển sản xuất cây dược liệu hàng hóa của tỉnh.
- Dự kiến mục tiêu quy hoạch sẽ đạt được như sau:
+ Khai thác tối đa diện tích đất trồng cây hàng năm có khả năng phát triển cây dược liệu hàng hóa với quy mô đạt 5.000 ha, đưa diện tích sản xuất cây dược liệu trên đất trồng cây hàng năm cao gấp 15 lần so với diện tích hiện tại, tương ứng với đó là sản lượng và nhu cầu thị trường sẽ phải mở rộng gấp 12 – 13 lần.
+ Khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới cây dược liệu có lợi thế cạnh tranh trên đất rừng nhằm nâng cao giá trị đất rừng trên cơ sở khai thác tài nguyên cây dược liệu. Phấn đấu tăng sản lượng cây dược liệu trên đất rừng lên gấp 15 lần so với hiện tại.
- Phân tích ưu và nhược điểm của phương án:
+ Ưu điểm của phương án này là khai thác được tối đa tiềm năng về đất đai, khí hậu của vùng nghiên cứu. Các vùng được lựa chọn quy hoạch sẽ là động lực hỗ trợ và thúc đẩy các vùng sản xuất khác trong tỉnh cùng phát triển.
+ Nhược điểm: Việc khai thác tiềm năng chưa tính đến khả năng đáp ứng về nhu cầu vốn, lao động và thói quen canh tác của các khu vực quy hoạch. Do vậy, quy mô diện tích nhiều vùng quy hoạch quá lớn so với khả năng huy động nguồn lực về vốn, lao động của các địa phương trong vùng quy hoạch. Đặc biệt với đối tượng đất trồng cây hàng năm việc đầu tư với quy mô lớn toàn bộ khu vực nghiên cứu của các địa phương sẽ ảnh hưởng đến các cây trồng truyền thống khác như ngô, đỗ và một số chủng loại rau, mầu vốn có giá trị kinh tế cao, nên tính khả thi khi thực hiện sẽ không cao.
* Phương án 2 (phương án chọn):
- Lựa chọn phương án quy hoạch: Tập trung khai thác tiềm năng đất đai tại những vị trí có mức độ thích nghi cao, ưu tiên mức S1 và S2 trong giai đoạn đầu của dự án và từng bước mở rộng sang các loại đất có mức độ thích nghi thấp hơn S3 ở các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể như sau:
+ Tập trung khai thác các vị trí đất đai thuận lợi có mức độ thích nghi đạt S1 và S2 cho phát triển cây dược liệu có tiềm năng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên việc khai thác cần tính đến khả năng cạnh tranh của cây dược liệu so với các cây
trồng khác trên địa như ngô, lúa và đặc biệt là cây rau, mầu vốn là đối tượng cũng thích hợp cho phát triển trên đất trồng cây hàng năm.
+ Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng đất rừng cho phát triển cây dược liệu, việc phát triển cây dược liệu sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ rừng mà ngược lại còn làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế khi sử dụng đất rừng.
- Phân tích ưu và nhược điểm của phương án:
+ Ưu điểm: phương án quy hoạch này có tính đến khả năng thực hiện dựa vào ưu tiên các khu vực có mức độ thích nghi cao hơn, để tập trung nguồn lực phát triển sản xuất. Do vậy tính khả thi của quy hoạch sẽ cao hơn, Các vùng được lựa chọn quy hoạch sẽ là động lực hỗ trợ và thúc đẩy các vùng sản xuất khác trong tỉnh cùng phát triển.
+ Nhược điểm: sẽ có nhiều vùng đủ khả năng phát triển cây dược liệu, tuy nhiên do nguồn lực có hạn nên sẽ chưa khai thác được hết tiềm năng sẵn có về đất đai và khí hậu của các vùng nghiên cứu quy hoạch.
Muc tiêu cu thể đặt ra của phương án chọn như sau: a. Đến năm 2020:
- Quy hoạch phát triển 23 chủng loài cây dược liệu có thế mạnh của tỉnh trên cơ sở khai thác các điều kiện của các tiểu vùng khi hậu á nhiệt đới và rừng tự nhiên.Tổng diện tích quy hoạch đạt 4.953 ha, sản lượng đạt khoảng 14- 18 nghìn tấn/năm. Trong đó:
+ Chuyển đổi 1.651 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 3.306 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch.
+ Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đầu 60% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.
- Trên 60% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
b. Đến năm 2030
- Quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 20.896 ha, sản lượng đạt khoảng 56 – 76 nghìn tấn/năm. Trong đó:
+ Chuyển đổi 3.500 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 17.396 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch.
+ Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đầu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.
- Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).