IV. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG DỰ ÁN:
4.2. Kết quả xác định tiềm năng đất có khả năng phát triển cây dược liệu hàng hóa
hóa
a. Căn cứ xác định tiềm năng đất có khả năng phát triển cây dược liệu hàng hóa
- Dự án sử dụng cơ sở dữ liệu từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Lào Cai để xác định thành phần đất phù hợp với điều kiện sinh thái của các nhóm cây dược liệu.
- Dự án sử dụng phương pháp hội thảo xin ý kiến chuyên gia (Phòng nông nghiệp các huyện nghiên cứu quy hoạch, các xã dự kiến đề xuất quy hoạch, các ý kiến chuyên gia về cây dược liệu) và kết hợp với điều tra thực địa để bổ sung, chỉnh sửa, xác định được quy mô diện tích đất tiềm năng phát triển sản xuất cây dược liệu.
b. Xác định tiềm năng đất đai có khả năng phát triển cây dược liệu hàng hóa
Tổng diện tích đất có tiềm năng phát triển cây dược liệu hàng hóa, có lợi thế cạnh tranh cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 25.401 ha, trong đó:
- Phân bố vùng nghiên cứu phát triển cây dược liệu chính tại 5 huyện (Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, SiMaCai và Bát Xát).
- Đối tượng đất có tiềm năng phát triển cây dược liêu phân theo hiện trạng sử dụng:
+ Đất lâm nghiệm là đối tượng nghiên cứu và có tiềm năng lớn nhất cho phát triển cây dược liệu, diện tích của đối tượng này là 19.586 ha, chiếm 77,1% cơ cấu diện tích nghiên cứu phát triển. Trong đối tượng đất lâm nghiệm, đất rừng tự nhiên phòng hộ chiếm số lượng lớn nhất, tiếp theo là rừng trồng phòng hộ và rừng trồng sản xuất. Do cây dược liệu có nhiều chủng loại, nhiều loại chỉ thích hợp phát triển dưới tán rừng (sa nhân tím, ô dầu, bình vôi...) và có loại là đối tượng cây lâm nghiệp như Đỗ Trọng, Hoàng Bá, Hồi.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (chủ yếu là đất trồng ngô và các loại rau, mầu) chiếm diện tích 5.509 ha (chiếm 21,7% cơ cấu diện tích);
+ Đất trồng lúa cũng là đối tượng được nghiên cứu phát triển cây dược liệu, diện tích nghiên cứu ở mức độ hạn chế do yếu tố đảm bảo an ninh lương thực.
Tuy nhiên , tại những vùng có tiềm năng về khí hậu việc sản xuất lúa đem lại giá trị kinh tế thấp hơn so với trồng cây dược liệu nên dự án đề xuất nghiên cứu 126 ha đất lúa chuyển đổi sang trồng cây dược liệu tại các xã: Lao Chải (SaPa) và Y Tý (Bát Xát), chiếm 0,5% diện tích nghiên cứu quy hoạch. Với đối tượng đất lúa, nhờ có vị trí và điều kiện tưới tiêu thích hợp cho chuyển đổi sang phát triển cây dược liệu hàng hóa.
+ Đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả): là 180 ha chiếm 0,7% diện tích nghiên cứu, đây cũng là đối tượng đất có tiềm năng phát triển một số chủng loại cây dược liệu dưới tán rừng, tán cây lâu năm.
Ngoài những đối tượng đất trên còn một số lượng tương đối lớn tiềm năng đất rừng tự nhiên, đất trồng cây lâu năm tại khu vực có điều kiện địa hình chia cắt, độ dốc lớn, thiếu nguồn nước tưới hiện đã và đang tồn tại nhiều loại cây dược liệu quý bản địa mà dự án không nghiên cứu đưa vào xây dựng kế hoạch phát triển.
Chi tiết quy mô, chủng loại đối tượng đất khu vực nghiên cứu quy hoạch được thể hiện tại phụ lục 4