IV. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG DỰ ÁN:
4. Điều kiện kinh tế, đi lại, vận chuyển
đi lại, vận chuyển hàng hóa
Thuận lợi KT1
Khó khăn KT2
Rất khó khăn KT3
c. Phân loại các đơn vị đất đai vùng quy hoạch sản xuất cây dược liệu hàng hóa tỉnh Lào Cai
- Các mã đơn vị đất đai của vùng quy hoạch được phân loại trên cơ sở các đặc điểm khác biệt của các chỉ tiêu đất đai vùng quy hoạch. Trên cơ sở các điểm khác biệt đó, dự án xác định được 9 đơn vị đất đai cơ bản của vùng nghiên cứu quy hoạch như sau:
+ Đơn vị đất đai 1 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI1SL1KT1 + Đơn vị đất đai 2 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI1SL2KT2 + Đơn vị đất đai 3 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI1SL3KT1 + Đơn vị đất đai 4 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI2SL1KT1 + Đơn vị đất đai 5 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI2SL2KT2 + Đơn vị đất đai 6 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI2SL3KT2 + Đơn vị đất đai 7 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI3SL1KT1 + Đơn vị đất đai 8 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI3SL2KT2 + Đơn vị đất đai 9 gồm các loại đất có các chỉ tiêu chính sau: GI3SL3KT3
Chi tiết quy mô, địa điểm mã đơn vị đất đai được xác định tại phụ lục 6 d. Xây dựng bản đồ phân vùng mức độ thích nghi cho cây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai:
(1). Chỉ tiêu phân cấp mức độ thích nghi của vùng quy hoạch cây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Đối với cây dược liệu việc lựa chọn để đánh giá mức độ thích nghi thông qua bản đồ đơn vị đất đai (như đã nêu ở trên), yêu cầu sử dụng của cây dược liệu được xác định theo phân cấp mức độ thích hợp (S1, S2, S3). Cụ thể như sau
Bảng 15: Yêu cầu sử dụng đất của cây dược liệu hàng hóa đến năm 2030 Chỉ tiêu Mức độ thích nghi Rất thích hợp (S1) Thích hợp (S2) Ít thích hợp (S3) Không thích hợp (N) Loại đất G G G
Điều kiện tưới I1 (rất thuận lợi) I2 (thuận lợi) I3(ít thuận lợi) Không thuận
lợi
Độ dốc SL1 (0 - 150) SL2 (15 – 250) SL3 (25 – 300)
Điều kiện kinh tế và kinh nghiệm cây dược liệu hàng hóa (KT)
KT1 (Thuận lợi) KT2 (Khó khăn) KT3 (rất khó khăn)
(2). Kết quả xây dựng bản đồ thích nghi cho sản xuất cây dược liệu hàng hóa:
Căn cứ vào kết quả xây dựng bản đồ đất, đối chiếu yêu cầu sử dụng đất của cây dược liệu với các đặc tính của từng đơn vị đất đai theo điều kiện hạn chế (trên nguyên tắc các đơn vị đất đai có cùng một dạng thích nghi được gộp chung thành một kiểu thích nghi), cho thấy đơn vị đất đai của vùng được gộp vào với các cấp thích nghi và yếu tố hạn chế được thể hiện như sau:
- S1: rất thích nghi gồm 3 mã đất: GI1SL1KT1; GI1SL2KT2; GI1SL3KT1. Quy mô diện tích đất cấp độ S1 là 2.106 ha chiếm 8,3% cơ cấu diện tích vùng nghiên cứu quy hoạch, tập trung chủ yếu tại đối tượng đất trồng cây hàng năm có điều kiện tưới tiêu, vị trí và địa hình thuận lợi cho phát triển cây dược liệu hàng hóa.
- S2: thích nghi gồm 4 mã đất: GI2SL1KT1; GI2SL2KT2; GI2SL3KT2; GI3SL1KT1. Quy mô diện tích đất cấp độ S2 là 9.535 ha chiếm 37,5% cơ cấu diện tích vùng nghiên cứu quy hoạch, tập trung tại những khu vực có điều kiện thuận lợi về hiện trạng cây dược liệu hàng hóa của các huyện.
- S3: ít thích nghi gồm 2 mã đất: GI3SL2KT2; GI3SL3KT3. Đây là các vùng có điều kiện đất đai, nguồn nước tương tự như các vùng trên, tuy nhiên do nằm ở vị trí kém thuận lợi hơn, kỹ thuật canh tác của người dân vẫn còn thấp hơn so với các vùng trên nên có điều kiện ít thích nghi hơn. Quy mô diện tích là 13.791 ha chiếm 54,3% cơ cấu diện tích.
Chi tiết quy mô, địa điểm phân loại mức độ thích nghi đất đai được xác định tại phụ lục 6