GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 85)

MẠI

3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trườngthuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu phát triển. thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu phát triển.

a. Hỗ trợ thành lập các mô hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết 4 nhà theo các hình thức khác nhau để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho cây dược liệu trên địa vùng quy hoạch.

- Hỗ trợ thành lập các HTX, phát huy vai trò của các HTX trong việc hỗ trợ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn vùng quy hoạch.

- Hỗ trợ thành lập hiệp hội sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu của từng vùng quy hoạch và của cấp huyện, cấp tỉnh.

tổ sản xuất, HTX, trang trại...) và các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh về cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

+ Thông qua các tổ chức, hiệp hội sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó sẽ thuận lợi cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm được tốt hơn, đây là điều kiện cần thiết để xây dựng các vùng quy hoạch theo tiêu chuẩn GACP - WHO.

- Xây dựng các mô hình liên kết hợp tác giữa nhà sản xuất (các nhóm hộ, các tổ hợp tác, các hợp tác xã...) và mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ cây dược liệu, trong đó các doanh nghiệp chế biến và các doanh nghiệp có thế mạnh trong tiêu thụ sản phẩm (Công ty dược TraPaco, Công ty CP Dược liệu Việt Nam –Vietmec, Công ty CP dược trung ương Mediplantex, Công ty CP BV Pharma, Công ty CP Nam Dược, Công ty CP Dược phẩm OPC …) đóng vai trò chủ đạo. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều được thông qua các hợp đồng, từ đó tạo ra chuỗi liên kết khép kín từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tổ chức tiêu thụ. Nhờ vậy, sẽ quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm cây dược liệu, tạo sự yên tâm cho người sản xuất.

b. Xây dựng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Hiện tại hình thức tiêu thụ chủ yếu của vùng sản xuất cây dược liệu là thông qua các tiểu thương, bán buôn và bán lẻ, đây được coi là hình thức tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn các vùng quy hoạch. Do các tiểu thương bán buôn và bán lẻ có vị trí và điều kiện tiếp cận các thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, vì vậy họ thu mua sản phẩm trên địa bàn vùng quy hoạch với số lượng lớn và cung cấp cho thị trường không chỉ trong tỉnh mà còn ra các thị trường tiềm năng khác ngoài tỉnh.

Mạng lưới tiêu thụ này có ưu thế vượt chội về khả năng khai thác thị trường bên ngoài tỉnh nhờ mối quan hệ khăng khít giữa các lái buôn và sự am hiểu về thị trường. Do vậy hình thức này cần được khuyến khích đầu tư và phát triển bằng cơ chế, chính sách phù hợp giúp các tiểu thương bán buôn và bán lẻ có điều kiện phát triển hơn.

c. Củng cố và xây dựng các điểm thu gom, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây dược liệu của vùng quy hoạch.

Để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh cây dược liệu phát triển thì việc xây dựng các điểm thu gom, tại các vùng quy hoạch là việc làm cần thiết. Thông qua các điểm thu gom, sơ chế sẽ là nơi giao dịch, tập kết và vận chuyển sản phẩm đi các thị trường tiêu thụ, đặc biệt thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh.

dựng cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch).

3.2. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại về cây dược liệu cho cácvùng quy hoạch. vùng quy hoạch.

Tuyệt đại đa số người trồng cây dược liệu hiện nay là những hộ nông dân cá thể. Mỗi hộ nông dân cá thể đơn lẻ nói chung không có khả năng xúc tiến thương mại, xác lập và đăng ký thương hiệu, triển khai mạng lưới tiêu thụ. Do vậy để phát huy hiệu quả việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các vùng quy hoạch cây dược liệu của tỉnh thì trong tương lai cần thiết phải có các mô hình liên kết hợp tác phù hợp, đại diện cho các vùng quy hoạch và có đủ khả năng xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Cụ thể các mô hình liên kết, hợp tác dự kiến như sau:

- Mô hình hợp tác xã sản xuất và dịch vụ thương mại của các xã, huyện trên địa bàn vùng quy hoạch.

- Thành lập các hiệp hội sản xuất cây dược liệu của từng vùng quy hoạch hoặc của toàn huyện và toàn tỉnh.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty có mong muốn tham gia vào việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ và công bố chất lượng sản phẩm.

- Các hoạt động xây dựng thương hiệu cho các vùng quy hoạch cây dược liệu

+ Đăng ký tiêu chuẩn sản xuất cho từng cây dược liệu theo hướng GACP - WHO

+ Đăng ký mã số, mã vạch với các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh cây dược liệu.

+ In ấn bao bì, nhãn mác đựng sản phẩm cây dược liệu với đầy đủ thông tin cần thiết (tên cơ sở sản xuất, kinh doanh; mã số, mã vạch, ngày sản xuất, tác dụng dược lý, hướng dẫn sử dụng...) để người tiêu dùng tin cậy vào sản phẩm.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại

+ Tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet..) về tình hình sản xuất và tác dụng của tiêu dùng sản phẩm cây dược liệu, góp phần thúc đẩy tiêu thụ phát triển.

+ Tham gia các tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại về nông nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu về các sản phẩm của mình với người tiêu dùng đồng thời là cầu nối giữa người sản xuất và người kinh doanh có cơ hội gặp nhau.

+ Hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu. Đây cũng là cơ hội gắn kết chặt chẽ giữa các khâu

sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt để người sản xuất nhận thấy trách nhiệm của mình trong sản xuất, nhất là chủng loại hàng hoá, mẫu mã và chất lượng theo yêu cầu thị trường.

+ Gắn kết du lịch với giới thiệu và quảng bá sản phẩm dược liệu, từng bước thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w