3.1. Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế trực tiếp do quy hoạch đem lại tùy thuộc vào đối tượng, chủng loại cây dược liệu lựa chọn phát triển sản xuất. Cụ thể thu nhập (kể cả công lao động của người sản xuất) được dự tính bình quân là 24 triệu đồng/ha/năm và có mức dao động từ 14 - 65 triệu đồng/ha/năm.
- Hiệu quả kinh tế của vùng quy hoạch được tính như sau:
+ Tổng thu của các vùng quy hoạch tính đến năm 2030 đạt: 2.824,904 tỷ đồng
+ Tổng chi phí đầu tư thực hiện của vùng quy hoạch tính đến năm 2030: được tính cho những chi phí trực tiếp cần đầu tư thực hiện.
+ Lợi nhuận thuần thu được của vùng quy hoạch: được xác định trong khoảng 1.924,065tỷ đồng.
Với những kết quả dự kiến nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy sản xuất cây dược liệu là ngành hàng có giá trị cạnh tranh cao, hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất là rất lớn.
(chi tiết tại phần phụ lục 26)
3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường
Quy hoạch được triển khai, hàng năm sẽ cung cấp cho thị trường lượng dược liệu rất lớn, gấp 10- 12 lần so với hiện tại, từ đó góp phần đáp ứng được nhu cầu về thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Khi sản xuất cây dược liệu phát triển sẽ tạo ra khoảng 5 triệu công lao động, tương đương với khoảng 15 nghìn lao động thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng lao động rất lớn tại vùng nông thôn sẽ có thêm việc làm và mức thu nhập ngày càng được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân tại các vùng quy hoạch.
Đa phần cây dược liệu có thời gian sinh trưởng dài hơn so với cây ngô và lúa, từ đó giúp tăng độ che phủ đất, giảm thiểu hiện tượng sói mòn. Nhiều loại cây dược liệu sống dưới tán rừng giúp cho tăng độ ẩm đất, tăng độ mầu mỡ và giữ nước cho đất, đây là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện môi trường sinh thái.
PHẦN VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊNI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Quy hoạch sẽ được giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức thực hiện. Sở sẽ phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh. Hàng năm Sở sẽ có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện quy hoạch.
Cụ thể về phân công nhiệm vụ cho các ban ngành chức năng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Sở nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND các huyện xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo sản xuất cây dược liệu hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, triển khai đề tài, dự án... liên quan đến phát triển sản xuất cây dược liệu.
3. Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện thực hiện các nội dung liên quan tới hoạt động tiêu thụ và xúc tiến thương mại.
4. Sở Y Tế có trách nhiệm phối hợp với Cục quản lý và các ban ngành chức năng trên địa bàn tỉnh kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dược liệu để tiến hành cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GACP – WHO.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: bố trí quỹ đất quy hoạch sản xuất cây dược liệu không thực hiện vào mục đích khác.
6. Sở kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất, kinh doanh cây dược liệu theo sự phân cấp quản lý của tỉnh.
7. Sở Tài chính: Căn cứ vào các nội dung quy hoạch, phối hợp với các sở, ban ngành cân đối kinh phí từ ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
8. Các tổ chức xã hội, đoàn thể: phối hợp phổ biến tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt các qui định của Nhà nước và tỉnh trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu.
9. UBND các huyện: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện địa phương trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
10. UBND các xã, thị trấn: Thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu trên địa bàn mình quản lý theo kế hoạch của các ngành chức năng.