Quy hoạch tiêu thu sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu của tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 78)

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH

3.2.1. Quy hoạch tiêu thu sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu của tỉnh Lào Ca

và chế biến sản phẩm dược liệu của tỉnh Lào Cai

a. Quy hoạch hệ thống thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu

- Yêu cầu: Một dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu do hàm lượng hoạt chất chứa trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố từ trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Do vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị dược lý của cây dược liệu cũng như hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất thì cần thiết phải có hệ thống thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu tại mỗi vùng quy hoạch. Đại đa số các sản phẩm dược liệu đều phải trải qua giai đoạn sơ chế như phơi khô, xấy, rửa, loại bỏ bộ phận không dùng được...

- Vị trí: Khu thu gom, sơ chế sẽ được đặt gần các vùng nguyên liệu để tiện cho việc tập kết và sơ chế, bảo quản. Mỗi vùng quy hoạch (một xã hoặc một vài xã có diện tích cây dược liệu) sẽ bố trí một khu tập kết, thu gom và sơ chế, bảo quản cây dược liệu.

- Quy mô mỗi khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm cây dược liệu: khoảng 500 – 1000 m2, tuỳ theo quy mô vùng sản xuất để làm nhiệm vụ:

+ Là điểm tập kết, thu gom sản phẩm dược liệu sau thu hoạch.

+ Có khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm, tránh ẩm mốc, hao hụt và giảm chất lượng dược liệu.

+ Đón tiếp khách tham quan mô hình, quảng bá và bán sản phẩm.

- Tổng nhu cầu xây dựng cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản dược liệu hàng hóa của vùng quy hoạch là 28 cơ sở trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2020): 15 cơ sở + Giai đoạn 2 (2021 đến 2030): 13 cơ sở

Chi tiết địa điểm và số lượng cơ sở sơ chê, bảo quản cây dược liệu hàng hóa tại phụ lục số 19.

b. Cơ sở chế biến sản phẩm dược liệu

-Khi vùng nguyên liệu cây dược liệu đã đi vào ổn định và phát triển, ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm dược liệu thô, tại các vùng quy hoạch cũng cần thiết

phải có các cơ sở chế biến dược liệu tinh (sản phẩm đã được chiết xuất hoạt chất, hoặc chế biến dạng thuốc) ngay tại các vùng quy hoạch nhằm tăng giá trị và thương hiệu của các vùng sản xuất. Kế hoạch quy hoạch cơ sở chế biến dược liệu như sau:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2020): 2 cơ sở tại Sa Pa và Bắc Hà

+ Giai đoạn 2 (2021 đến 2030): 3 cơ sở tại Bát Xát, Si Ma Cai và Mường Khương.

- Tổng số cơ sở chế biến dược liệu của tỉnh dự kiến đến năm 2030 là: 5 cơ sở (mỗi huyện vùng quy hoạch xây dựng 1 cơ sở chế biến dược liệu).

Chi tiết phân bổ giai đoạn và địa điểm thực hiện tại phụ lục 10

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w