GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, KHUYẾN NÔNG VÀ ĐÀO TẠO TẬP HUẤN.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 83)

NÔNG VÀ ĐÀO TẠO TẬP HUẤN.

2.1. Xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất câydược liệu dược liệu

a. Xây dựng mô hình ứng dung công nghệ tiên tiến trong sản xuất,cung ứng giống cây dược liệu cung ứng giống cây dược liệu

- Lý do đầu tư xây dựng:

+ Khi dự án đi vào triển khai thực hiện, nhu cầu về giống cây dược liệu là rất lớn, nhiều chủng loại hiện nay chỉ tồn tại rất ít trong rừng tự nhiên hoặc phải nhập nội từ nguồn Trung Quốc như cây tâm thất, độc hoạt..chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng các cơ sở ươm và nhân giống cây dược liệu tại các vùng quy hoạch.

+ Việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cây dược liệu đảm bảo chất lượng và sạch bệnh sẽ giúp cho việc quản lý nguồn giống sạch bệnh được tốt hơn, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển cây dược liệu của tỉnh.

- Nội dung đầu tư:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống (nuôi cấy mô tế bào), hệ thống vườn ươm để đảm bảo nhân nhanh các giống cây dược liệu quý đáp ứng nhu cầu của vùng quy hoạch.

+ Xây dựng các dự án khảo nghiệm, chọn tạo các giống phù hợp với điều kiện sinh thái để phục vụ nhu cầu nội tiêu hạn chế nhập giống từ nước ngoài.

- Lựa chọn đối tượng đầu tư: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất giống cây dược liệu trên địa bàn vùng quy hoạch. Tuy nhiên ưu tiên các cơ sở sản xuất giống sẵn có của tỉnh như: Trung tâm giống NLN, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN.

b. Xây dựng các mô hình ứng dung các công nghệ mới tiên tiến trongsản xuất và tiêu thu cây dược liệu sản xuất và tiêu thu cây dược liệu

Trên nền tảng các yếu tố kỹ thuật đã được xác định từ các công trình nghiên cứu khoa học, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn từ những điển hình nông dân sản xuất giỏi trong vùng quy hoạch, hàng năm triển khai xây dựng các mô hình sản xuất cây dược liệu ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhân dân trong vùng dự án học tập làm theo. Các mô hình này phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo các hương sau:

- Sử dụng giống mới, sạch bệnh cho năng suất, chất lượng tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong vùng quy hoạch.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật mới (xác định thời vụ gieo trồng, bón phân, chăm sóc, thời điểm thu hái và phương thức sơ chế bảo quản...) với từng loại cây trồng và vùng sinh thái khác nhau để nâng cao chất lượng dược liệu. Từng bước nhân rộng mô hình, góp phần xây dựng vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP - WHO.

- Hướng dẫn các vùng quy hoạch áp dụng các quy trình tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bao gói, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường.

2.2. Chuyển giao công nghệ, khuyến nông và đào tạo tập huấn

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO thì công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn đóng vai trò rất quan trọng.

- Các nội dung tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho vùng quy hoạch cây dược liệu cụ thể như sau:

+ Hướng dẫn nông dân vùng dự án thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chung; canh tác, bảo quản để duy trì và nâng cao sản suất, chất lượng sản phẩm.

+ Sử dụng các loại phân bón phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (được phép), đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách, tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học theo tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh.

+ Tăng cường công tác khuyến nông cho cây cây dược liệu theo hướng: Chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân. Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật; Ứng dụng các tiến bộ bề công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Xây dựng một số trang tin, chuyên mục trên Website của Sở Nông nghiệp và PTNT để tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật, các nhân tố, mô hình, điển hình tiên tiến để nhân dân áp dụng trong sản xuất.

+ Áp dụng kết quả các công trình nghiên cứu về cây dược liệu đã có. - Đối tượng đào tạo, tập huấn:

+ Đào tạo cán bộ chỉ đạo, tuyên truyền cho vùng quy hoạch, phát triển cây dược liệu.

+ Đào tạo hộ nông dân tham gia sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. - Hình thức tổ chức đào tạo:

+ Đào tạo tập trung kết hợp với thực hành và thảo luận, trao đổi kinh nghiệm.

+ Tham quan, học tập các mô hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh và các tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w