1 Actiso 34,5 2 Sa nhân tím 28,0 3 Đương Quy 43,6 4 Xuyên Khung 37,0 5 Ý Dĩ 7,5 6 Ngô 6,6
Như vậy, ta có thể thấy được cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cao hơn so với các cây trồng truyền thống như ngô, lúa và một số cây trồng khác. Với kết quả như vậy có thể khẳng định đây là đối tượng cây trồng cần đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đem lại thu nhập ngày càng cao cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Tuy có hiệu quả kinh tế của cây dược liệu cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác nhưng mức độ đầu tư chăm sóc và chi phí vật chất bình quân/ha cây dược liệu cũng cao hơn nhiều lần so với các cây trồng trên, ngoài yếu tố trên còn có vấn đề rất quan trọng là thị trường tiêu thụ dược liệu không ổn định, đối tượng tiêu thụ bị bó hẹp bởi một số công ty dược trong nước và các thương lái Trung Quốc nên vấn đề mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn.
2.5. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây dược liệucủa tỉnh thời gian qua của tỉnh thời gian qua
2.5.1. Thuận lợi
- Đại đa số cây dược liệu là đối tượng dễ trồng, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Lào Cai, nhiều chủng loại cây dược liệu đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay, do vậy đây là cây trồng quen thuộc với
nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi.
- Cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số chủng loại cây trồng truyền thống (cây ngô, lúa) trên địa bàn các vùng quy hoạch, do đó việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn cho phát triển cây dược liệu sẽ được sự ủng hộ lớn từ các cấp các ngành và người dân trên địa bàn vùng quy hoạch.
- Nhiều chủng loại cây dược liệu là cây trồng xen, phù hợp với đất rừng vì vậy việc phát triển cây dược liệu còn nâng cao giá trị đất rừng, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lào Cai.
- Nhiều chủng loại cây dược liệu đã có sự tham gia của các Công ty dược, doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm nên đầu ra cho sản xuất tương đối ổn định, tạo điều kiện ban đầu để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và thị trường giúp cây dược liệu phát triển ổn định và bền vững.
2.5.2. Khó khăn
- Cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là nguồn giống tương đối cao so với các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị về nguồn giống tốt và vốn đầu tư ban đầu thì sẽ khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho của các vùng trồng cây dược liệu (đường điện, đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở nhân ươm sản xuất giống..) còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mô lớn, tập trung. Đặc biệt do địa hình chia cắt phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn và nguồn nước tưới không chủ động, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả của cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Khi sản xuất dược liệu hàng hóa với quy mô lớn, thì cần thiết phải áp dụng các quy trình kỹ thuật về trồng trọt và thu hái sản phẩm, có vậy chất lượng và hiệu quả của cây dược liệu mới tăng lên. Tuy nhiên hầu hết các vùng trồng cây dược liệu đều là bà con các dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới không đồng đều và còn nhiều hạn chế nên khó khăn cho việc mở rộng phát triển các cây trồng mới yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
- Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các hình thức hợp tác (Hợp tác xã, tổ đội sản xuất, hiệp hội, công ty..) hầu như vẫn chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả. Do vậy việc phát triển sản xuất cây dược liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc.
- Đất đai vùng quy hoạch thuộc nhiều hộ quản lý đơn lẻ nên khó khăn cho công tác quy hoạch, phát triển sản xuất theo vùng và tập trung.