GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 88)

4.1. Căn cứ đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chếbiến và kinh doanh sản phẩm dược liệu biến và kinh doanh sản phẩm dược liệu

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

- Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc ban hành quy định hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp đối với các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4.2. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây dược liệutrong vùng quy hoạch trong vùng quy hoạch

4.2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế và kinh doanh cây dược liệu.

a. Chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật vùng quy hoạch.

Ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng quy hoạch sản xuất cây dược liệu bao gồm:

- Đầu tư 50% kinh phí cho hệ thống thuỷ lợi (tưới và tiêu tại các vùng cây dược liệu); hệ thống đường điện; đường giao thông nội đồng; bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV.

- Hỗ trợ 50% cho xây dựng nhà lưới; nhà sơ chế và giới thiệu sản phẩm và các công trình phụ trợ theo quy hoạch được duyệt.

b. Hỗ trợ các mô hình sản xuất và chuyển giao TBKTmới mới

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho mô hình gồm:

- Đầu tư 100% cho công tác tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ và công chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công tác giám sát, kiểm tra...

- Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền 10 triệu đồng/ha cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển sản xuất cây dược liệu tại các vùng quy hoạch.

c. Hỗ trợ xây dựng thị trường và xúc tiến thương mại,quảng bá sản phẩm cây dược liệu. quảng bá sản phẩm cây dược liệu.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Hỗ trợ thành lập HTX với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/HTX.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại

+ Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ sở đăng ký, cấp mới về tiêu chuẩn vùng sản xuất cây dược liệu trong lần đầu, 50% kinh phí cho cấp lại.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký mã số, mã vạch và kinh phí quảng bá, xây dựng thương hiệu.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại: Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, in ấn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền; hội thảo tham quan khách hàng, hội thi sản xuất giỏi.

+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho: xây dựng hệ thống tiêu thụ cây dược liệu (thuê gian hàng, cửa hàng bán sản phẩm dược liệu tại các chợ, khu dân cư ở các địa phương) và tham gia hội chợ.

4.2.2. Chính sách về đất đai và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang sản xuấtcây dược liệu. cây dược liệu.

a. Khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấucây trồng (trên cơ sở tự nguyện) để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu cây trồng (trên cơ sở tự nguyện) để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, chuyên canh trên phạm vi vùng quy hoạch.

b. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanhnghiệp đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh: nghiệp đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh:

bằng cách tạo điều kiện về đất đai và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chế biến cây dược liệu theo quy định hiện hành.

4.2.3. Chính sách về tín dung

Sản xuất cây dược liệu đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn so với các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh và với khả năng đáp ứng về vốn của đại đa số kinh tế hộ gia đình trong vùng quy hoạch. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi (theo quy định hiện hành) với thời gian vay vốn trong 3 đến 4 năm đầu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (đối với một số cây dược liệu lâu năm) để các hộ trồng cây dược liệu có điều kiện phát triển sản xuất.

PHẦN V

VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ QUY HOẠCHI. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH I. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1.1. Nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án là 1.491.357 tỷ đồng, trong đó: + Nguồn vốn ngân sách là 516.540 tỷ đồng, chiếm 34,6% cơ cấu vốn đầu tư của toàn dự án.

+ Nguồn vốn huy đồng từ người dân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất cây dược liệu: 974.817 tỷ đồng, chiếm 65,4% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.

- Cơ cấu vốn đầu tư:

+ Vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện và các hạng mục công trình nhằm nâng cao chất lượng dược liệu và đảm bảo môi trường như bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, khu nhà sơ chế bảo quản), chiếm 26,6% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.

+ Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, khuyến nông đào tạo và các chi phí trực tiếp cho sản xuất cây dược liệu, chiếm 72,8% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.

+ Ngoài các nguồn vốn trên, còn có nguồn vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng vùng dược liệu…, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ từ 0,5 – 0,9% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.

(chi tiết vốn đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư tại phụ lục 14 - 25)

1.2. Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện

a. Giai đoạn 1 (đến năm 2020):

Để đảm bảo sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, hợp lý với khả năng huy động nguồn lực của tỉnh thì trong giai đoạn này cần ưu tiên đầu tư thực hiện những nội dung sau:

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng: trong giai đoạn này chỉ đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, giao thông, đường điện ở những vùng có mức độ thích nghi cao S1 để phát triển sản xuất cây dược liệu như mục tiêu đề ra.

+ Những công trình ứng dụng khoa học công nghệ (khu sản xuất cây giống dược liệu sạch bệnh, nhà điều hành…) chỉ đầu tư mô hình điểm tại những vùng hiện trạng đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngay trong hiện tại và trong thời gian tới.

kỹ thuật mới, công tác đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất cây dược liệu tại những vùng quy hoạch.

+ Tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm.

- Tổng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này 407,630 tỷ đồng, chiếm 27,3% cơ cấu vốn đầu tư của cả thời kỳ quy hoạch.

b. Giai đoạn 2 (2021 -2030):

Giai đoạn này nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch 1.083,726 tỷ đồng chiếm 727% cơ cấu vốn đầu tư thực hiện.

+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ được tăng cường để hoàn thiện các hạng mục công trình cần thiết tại các vùng quy hoạch.

+ Nguồn vốn đầu tư cho phát triển mở rộng sản xuất và cho thị trường cũng được quan tâm, chú trọng hơn giai đoạn 1.

(chi tiết phân kỳ vốn đầu tư tại phụ lục 24)

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w