IV. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG DỰ ÁN:
4.3.2. Xác định mức độ thích nghi của đất với các chủng loại cây dược liệu hàng hóa
hàng hóa
a. Phân hạng mức độ thích nghi đất đai vùng nghiên cứu với các loại cây dược liệu hàng hóa:
Phân loại mức độ thích nghi đất đai là việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của một số đối tượng cây trồng nào đó với tính chất của đất để xác định mức độ thích hợp (phân hạng).
Áp dụng theo Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, 10 TCN 343 - 98, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dựa trên cơ sở phân hạng đất theo FAO và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam). Mức độ thích hợp phân theo 4 cấp với ký hiệu như sau:
- S1(rất thích hợp): Đất đai không có hạn chế hoặc chỉ có hạn chế ở mức độ nhỏ rất dễ khắc phục. Cây trồng trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp cho năng suất và hiệu quả cao.
- S2 (thích hợp): đất đai có các yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình. Yêu cầu đầu tư cao (khoảng từ 100 - 150% so với S1) hoặc năng suất cây trồng giảm (20 - 30% so với S1). Tuy nhiên nếu cải tạo tốt đất hạng S2 có thể nâng lên hạng S1.
- S3 (ít thích hợp): Là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục (ví dụ tầng đất mỏng, đá lẫn nhiều, hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ dốc lớn, điều kiện tưới tiêu khó khăn…). Yêu cầu đầu tư cho hạng thích nghi này rất cao (150 - 200% so với S1) hoặc cho năng suất cây trồng chỉ bằng 40 - 50% so với S1 trong cùng điều kiện canh tác.
- N (không thích hợp): Đất không thích nghi với loại sử dụng đất nông nghiệp vì có nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại rất khó khắc phục. Nếu
sản xuất trên đất này không có hiệu quả hoặc gây tác hại đến môi trường tự nhiên.
b. Các yếu tố được lựa chọn để xác định các đơn vị đất đai của vùng quy hoạch phát triển cây dược liệu hàng hóa (bản đồ tỷ lệ 1/100.000) bao gồm:
- Nhóm đất (G): Việc sàng lọc địa điểm nghiên cứu đã loại trừ khả năng phân hạng thích nghi về nhóm đất không thích hợp cho phát triển cây dược liệu, tất cả các khu vực nghiên cứu quy hoạch đều có thành phần đất đạt mức độ thích nghi từ trung bình đến cao.
- Cấp độ dốc (SL): Các cấp độ dốc ảnh hưởng đến phân hạng thích nghi của cây dược liệu. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây dược liệu ta có thể chia làm các độ dốc sau:
+ Cấp I: 0 – 150 + Cấp II: 15 – 250 + Cấp III: 25 – 300
+ Cấp IV: khi phân vùng nghiên cứu quy hoạch đã loại trừ các khu vực có độ dốc quá cao >300, không thích hợp cho phát triển cây dược liệu hàng hóa.
- Độ dày tầng đất (D): vùng nghiên cứu quy hoạch đều có độ dày tầng đất > 50 cm. Với độ dầy như vậy mới đảm bảo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng.
- Chế độ tưới (I): phân thành 3 cấp
+ I1: Tưới và tiêu thoát nước thuận lợi, chủ động + I2: Tưới và tiêu thoát nước tương đối thuận lợi + I3: Rất xa nguồn nước tưới
- Mực nước ngầm (H): do địa điểm nghiên cứu đều có vàn cao so với khu vực xung quanh nên mực nước ngầm đều ở mức H1≥2m.
- Điều kiện kinh tế (KT): được xem xét trên góc độ tập quán canh tác của nhân dân khu vực, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức độ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và giao thông đi lại....
Cụ thể các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của vùng quy hoạch sản xuất cây dược liệu hàng hóa như sau:
Bảng 14: Các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng quy hoạch cây dược liệu hàng hóa an toàn tỉnh Lào Cai
Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu
1. Loại đất (G) Các loại đất có ký hiệu: A, Ha, Hs, Fs, Fl, Py,D G2. Điều kiện tưới - Tưới và tiêu thoát nước thuận lợi, chủ động I1 2. Điều kiện tưới - Tưới và tiêu thoát nước thuận lợi, chủ động I1 - Tưới và tiêu thoát nước tương đối thuận lợi I2