Phương án quy hoạch hệ thống tiêu thu sản phẩm qua hình thức tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79)

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH

3.2.2.Phương án quy hoạch hệ thống tiêu thu sản phẩm qua hình thức tổ chức thực hiện

chức thực hiện

Việc định hướng phương án tiêu thụ sản phẩm trong các giai đoạn thực hiện quy hoạch giúp cho việc xây dựng vùng quy hoạch cây dược liệu được hiệu quả hơn. Để việc tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu được hiệu quả, dự án đề xuất các hình thức tiêu thụ sản phẩm như sau:

- Hình thức tiêu thụ sản phẩm qua các kênh: các tổ chức kinh tế là các Công ty kinh doanh dược liệu; các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại… với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm đây được coi là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho vùng quy hoạch. Hình thức này giúp cho vùng quy hoạch được chuyên môn hóa trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó giúp cho thị trường sản xuất và tiêu thụ phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là hình thức tiêu thụ giúp cho vùng sản xuất cây dược liệu dần đi vào chuẩn hóa để quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra khi tiêu thụ trên thị trường. Dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm theo hình thức này cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2020): sẽ có khoảng 11,1 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 60% sản lượng dược liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.

+ Giai đoạn 2 (từ 2021 đến năm 2030): sẽ có khoảng 68,9 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 90% sản lượng dược liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.

- Thị trường tự do (qua các tiểu thương bán buôn, bán lẻ): đây là hình thức tiêu thụ dược liệu chủ yếu hiện nay, hình thức này được hình thành chủ yếu tự phát do các cá nhân, tiểu thương tự thu mua và cung ứng ra thị trường. Hình thức này sẽ khó quản lý về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ, tuy nhiên đây là hình thức phát huy rất tốt nguồn lực của xã hội. Chính vì vậy, trong tương lai hình

thức này dự kiến vẫn được khuyến khích phát triển, tuy nhiên cần có sự quản lý của nhà nước bằng cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược liệu để hoạt động có hiệu quả hơn. Dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm theo hình thức này cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2020): sẽ có khoảng 7,4 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 40% sản lượng dược liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.

+ Giai đoạn 2 (từ 2021 đến năm 2030): sẽ có khoảng 7,6 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 10% sản lượng dược liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.

(Chi tiết tại phụ lục 11)

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79)