III. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÙNG NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TẠI 5 HUYỆN (SAPA, BẮC HÀ,
b. Nhóm dược liệu có lợi thế tại vùng khí hậu mát và không dưới tán rừng
b.5. Cây Bình vô
- Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers. - Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
- Đặc điểm thực vật: Binh vôi thuộc loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai. Bình vôi có phần gốc thân phát triển to thành củ, có khi nặng tới 20 – 30kg, hình dáng thay đổi tùy theo từng nơi củ phát triển. Củ Bình vôi có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám.
- Phân bố, thu hái và chế biến:
+ Bình vôi là cây mọc hoang dại, sống thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm 21-23oC, lượng mưa 2000-2500mm, ưa đất nhiều mùn, thoát nước, độ pH = 6,5-7.
+ Cây củ bình vôi thường ưa mọc ớ những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nam, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá v.v. …
+ Củ bình vôi có thế thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.
- Thành phần hóa học: Thành phần hóa học chính của Bình vôi là alcaloid, trong đó hoạt chất chính có tác dụng là L-tetrahydropalmatin (rotunđin).
- Kỹ thuật trồng trọt:
+ Trồng Bình vôi bằng hạt hoặc phần đầu của củ. Khoảng tháng 9-10, hái quả chín, đãi vỏ lấy hạt. Bảo quản hạt trong cát ẩm. Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2-3) tỷ lệ mọc sẽ cao. Hạt để cách năm tỷ lệ mọc sẽ thấp. Chọn đất nhiều mùn, tiện tưới tiêu nước làm vườn ươm. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 20cm, rộng 50-60cm. Bón lót bằng phân chuồng mục. Trộn phân với đất cho đều rồi gieo hạt. Gieo 15-20g hạt/m2, theo hàng khoảng cách 5 x 5cm. Phủ đất kín hạt 1-2cm. Khoảng 20 ngày, hạt mọc mầm. Gieo hạt tươi, tỷ lệ mọc đạt 70-80%.
+ Trong quá trình cây sinh trưởng, tưới thúc 2-3 lần bằng nước phân chuồng hoặc 30kg ure, 15kg kali cho một ha. Trung bình mỗi tháng làm cỏ vun xới một lần. Đảm bảo đất luôn luôn ẩm và sạch cỏ dại. Sau một năm có thể đánh cây con ra trồng ở ruộng sản xuất.
+ Ở Việt Nam, vào tháng 2-3, khi cây hồi xuân có thể vào rừng tìm kiếm cây con đem về trồng. Ngoài ươm cây giống từ hạt, có thể cắt phần đầu của củ để làm giống. Mỗi đầu lại có thể xẻ thành 4 mảnh. Thời vụ trồng vô tính này cũng vào tháng 2-3. Đất trồng cao, thoát nước. Nếu đất chua bón 1-1,5 tấn vôi bột/ha. Bón trước khi trồng 15-20 ngày. Sau khi làm nhỏ đất, lên luống cao 30cm, rộng 60-70cm. Mỗi ha bón lót 15-20 tấn phân chuống mục, 200kg supe lân và 100kg kali. Thu hoạch củ giống đến đâu trồng ngay đến đó. Mỗi hoóc trồng một mầm củ. Nên xử lý mặt cắt bằng vôi bột hay tro bếp. Khoảng cách trồng 50 x 30cm. Phủ đất lên mầm củ 2-3cm, phủ rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm. Chú ý làm giàn cho dây leo, tốt nhất là làm giàn cắm chéo hình mái nhà. Tuỳ tình hình sinh trưởng hàng năm bón thúc 2-3 lần. Dùng phân chuồng hoặc 50- 60kg ure, 30-40kg kali/ha cho mỗi lần.
+ Trồng 2-3 năm có thể thu hoạch dược liệu. Thời gian càng lâu năng suất càng cao. Trồng bằng hạt có năng suất cao hơn trồng từ mầm củ.
- Công dụng: Dược liệu Bình vôi có tác dụng an thần, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Được dùng để chữa các bệnh: mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, trị ho có đờm, hen suyễn, khó thở…