CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 71)

DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI.

5.1. Dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ cây dược liệu

* Dự báo nhu cầu tiêu thu cây dược liệu trong nước:

- Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore….Nếu tính theo các đơn hàng đã được Cục quản lý Dược cấp phép thì trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 400 loại dược liệu khác nhau với khối lượng trung bình khoảng 17,6 nghìn tấn mỗi năm và giá trị đạt khoảng 12 triệu USD.

- Tại “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (được ban hành theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ), có đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

* Khả năng đáp ứng nhu cầu dược liệu của tỉnh Lào Cai

- Tỉnh Lào Cai có vị trí tự nhiên hiếm có, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng với nhiều tiểu vùng khí hậu mát mẻ quanh năm (Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát…) tạo nên lợi thế lớn phát triển các cây dược liệu á nhiệt đới và ôn đới có nhu cầu sản xuất thuốc lớn như: Actisô, Đương Quy, Xuyên Khung, Bạch Truật, Bình Vôi, Đỗ Trọng… Các cây trồng này đều có lợi thế phát triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà nhiều địa phương khác trong cả nước không có được, việc tự túc phát triển các cây trồng này vừa là lợi thế của tỉnh vừa giúp ngành dược giảm tỷ lệ nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài.

- Tầm quan trọng của phát triển cây dược liệu của tỉnh Lào Cai cũng được cụ thể hóa tại chiến lược Quy hoạch phát triển cây dược liệu của cả nước (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 về việc Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

5.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 (kế thừa)

Trong định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh có đặt ra yêu cầu cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế/đơn vị đất đai trong đó việc định hướng quy hoạch cây dược liệu được cụ thể hóa như sau:

Khai thác thế mạnh về đất đại, khí hậu, nguồn gien quý sẵn có (Atisô, giảo cổ lam, xuyên khung...) và nhập nội các giống mới có chất lượng tốt để phát triển cây dược liệu ở các huyện ổn định từ 350 - 400 ha: Sa Pa 120 ha, Bắc Hà, 100 ha, Si Ma Cai 75 ha, Bát Xát khoảng 100 ha.

5.3. Dự báo các tiến bộ khoa học công nghệ mới sẽ được áp dụng trong sảnxuất, chế biến, bảo quản cây dược liệu. xuất, chế biến, bảo quản cây dược liệu.

- Tiến bộ về công nghệ trong sản xuất cây dược liệu:

+ Công về nhân giống bằng các phương pháp tiên tiến: nghệ sinh học, nuôi cấy mô tế bào sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai, nhờ những công nghệ này mà những giống cây dược liệu quý sẽ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trồng cây dược liệu trong tương lai.

+ Các quy trình công nghệ mới trong trồng cây dược liệu cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt sẽ dần hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Các tiến bộ kỹ thuật mới trong máy móc, thiết bị sẽ giúp cho công tác sơ chế, bảo quản và chiết xuất các sản phẩm dược liệu được tốt hơn, tạo ra nhiều sản phẩm thuốc có tác dụng tốt hơn cho nhu cầu con người.

PHẦN III

NỘI DUNG QUY HOẠCH SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 71)