Kiến nghị đối với Agribank

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 108)

- Hoàn chỉnh mô hình tổ chức từ Hội sở chính đến các Chi nhánh, Phòng giao dịch. Tùy thuộc quy mô từng chi nhánh cần thành lập các phòng, ban phù hợp nhằm tăng tính chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn... Đặc biệt nhất thiết là phải thành lập phòng quản lý rủi ro để tách chức năng kinh doanh và rủi ro độc lập với nhau làm tăng năng lực quản lý rủi ro tín dụng.

- Thành lập bộ máy chuyên trách trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng một cách khoa học, phù hợp, thống nhất từ Hội sở chính xuống các Chi nhánh, qua đó

98

việc xử lý nợ xấu của Agribank được bài bản, có hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo các trình tự và quy định của pháp luật.

- Agribank cần thành lập bộ phận thu thập và xử lý thông tin tín dụng nội bộ. Bộ phận này có trách nhiệm tổng hợp, xử lý và lưu trữ thông tin để các chi nhánh có được nguồn thông tin chính xác, thống nhất, cung cấp kịp thời khi cần phục vụ cho công tác tín dụng. Trong đó, cần tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích diễn biến từng ngành…dự báo những mức độ rủi ro có thể xảy ra làm cơ sở cho ngân hàng lựa chọn danh mục đầu tư tín dụng. Bộ phận tổng hợp xử lý thông tin có thể thành lập ở hội sở chính hoặc theo khu vực hoạt động trong cả nước.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện mô hình chấm điểm XHTDNB theo quy định của NHNN, phân loại nợ phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Đối với khách hàng doanh nghiệp cần phát triển thêm những tiêu chí định tính, đánh giá chung nhất được tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá theo ngành, nghề kinh tế, quy mô ngành nghề kinh doanh chính, các chỉ tiêu tài chính…

- Agribank cần tham gia xây dựng các quy chế phối hợp thực hiện các mô hình cho vay theo chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm trong mô hình nâng cao chuỗi giá trị trong nền kinh tế được các bộ ngành và chính quyền địa phương đang xây dựng và triển khai thực hiện. Đặc biệt, quan tâm đầu tư cho vay một số lĩnh vực truyền thống, thế mạnh, phù hợp với địa phương như: mô hình chăn nuôi lợn, cánh đồng mẫu lớn, cá tra thịt thương phẩm, trồng vườn... Đối với ngân hàng trong chuỗi liên kết này là cung cấp vốn đúng đối tượng, đảm bảo an toàn và khả năng thu hồi vốn và lãi

- Về tuyển dụng nhân sự, ngoài việc phải đảm bảo trình độ, yêu cầu về chuyên môn phù hợp với yêu cầu, vị trí tuyển dụng thì cần ưu tiên các thí sinh có kiến thức về pháp luật, kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ và khả năng tin học tốt. Trong công tác tuyển dụng cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, không để xảy ra sai sót, gian lận hoặc có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, quyền lực.

99

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan về nợ xấu tại và quản lý nợ xấu tại các NHTM và thực tiễn quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Xuất phát từ mục tiêu, định hướng chung về hoạt động tín dụng, quảnlý nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi Chi nhánh phải tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý nợ xấu đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất với UBND tỉnh Đồng Tháp, NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp và Agribank nhằm mục đích chung tay tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định, đồng thời cũng góp phần phát triển, thúc đẩy kinh tế địa phương.

100

PHẦN KẾT LUẬN

Giải quyết vấn đề nợ xấu hiện nay tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề có tính cấp thiết, để khơi thông dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tài chính và vị thế của NH trong quá trình phát triển và hội nhập. Đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp hiện đang có nợ xấu cao tăng cao tồn đọng những khoản nợ khó thu hồi…công tác quản lý nợ xấu tồn tại nhiều hạn chế.Trước những yêu cầu thực tế khách quan, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra:

1- Luận văn đã vận dụng cơ sở lý luận chung về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Nghiên cứu các nguyên nhân phát sinh, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu, tìm hiểu các mô hình quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng, một số bài học kinh nghiệm để quản lý nợ xấu từ các NHTM Việt Nam hiện nay.

2- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2012 – 2014. Đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác quản lý nợ xấu qua đó đánh giá được những mặt làm được, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng, nâng cao chất lượng tín dụng, phòngngừa và kiểm soát nợ xấu.

Thực trạng nợ xấu hiện nay thì yêu cầu công tác quản lý nợ xấu là rất quan trọng, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình hoạt động mỗi hệ thống ngân hàng hay chi nhánh cần có chiến lược quản lý nợ xấu cho phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu tại một Chi nhánh trực thuộc Agribank, phạm vi hoạt động có giới hạn và có những đặc thù riêng nên có thể hạn chế phạm vi ứng dụng. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện luận văn, dù rất cố gắng với mong muốn góp phần tích cực giải quyết bài toán nợ xấu hiện nay nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà tác giả đưa ra mong muốn được sự quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và phát triển thêm.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý Hoàng Ánh và Nguyễn Đăng Dờn, đồng chủ biên (2014). Giáo trình thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị NHTM hiện đại. Nhà xuất bản Phương

Đông, Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Huy Hoàng ( 2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao đông xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trương Sơn Tùng ( 2013), Giải pháp hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP “ Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyếtđịnh số 493/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN “V/v Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp tích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010, 2014), Quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm, sao kê tín dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)