- Hoạt động giám sát của NHNN cần chú chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm những rủi ro phát sinh. Dựa trên những dấu hiệu biến động của NHTM vượt xa xu hướng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thường thì phải được điều tra, xem xét và làm rõ.Quá trình thanh tra cần tập trung vào xu hướng cạnh
97
tranh không lành mạnh, việc buông lỏng các điều kiện cấp tín dụng, những xu hướng lệch lạc trong cạnh tranh dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng, vì nếu xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng mà cả hệ thống ngân hàng.
- Các vướng mắc trong quá trình xử lý TSĐB nợ vay để thu hồi nợ hiện nay cần phải được quan tâm tháo gỡ. Hiện nay, vệc xử lý TSĐB để thu hồi nợ tại Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là TSĐB là bất động sản, một số trường hợp trong HĐTD, HĐTC đã được thỏa thuận những trường hợp ngân hàng được xử lýTSĐB để thu hồi nợ, nhưng thực tế khi cần xử lý thì ngân hàng không đủ quyền tự mình xử lý được mà phần lớn phải thông qua tòa án, thi hành án. Nhưng khi đưa qua toà án nhiều vụ việc tòa án không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyếtvụ án với lý do địa chỉ của bị đơn ghi trong HĐTD, hợp đồng bảo đảm không phải là địa chỉ hiện tại, hoặc khi người vay bỏ khỏi địa phương, tài sản tranh chấp quyền sử dụng, sở hữu …Những khó khăn này rất cần sự hỗ trợ của NHNN, hoặc có những kiến nghị đến các bộ, ngành có liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc, kịp thời tháo gỡ khó khăn bảo vệ lợi ích chính đáng cho NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng.
- Cần có quy chế phối hợp với Ủy ban nhân tỉnh và các ban ngành trong việc triển khai những chủ trương của Chính phủ, các chính sách tín dụng đối với khách hàng, cũng như hỗ trợ các NHTM giải đáp cũng như tháo gỡ những vướng mắc cho người dân những quyền và nghĩa vụ khi vay vốn ngân hàng. Đặc biệt là đối với các chính sách tín dụng ưu đãi, cơ chế miễn giảm lãi tiền vay, cơ cấu lại dư nợ để đảm bảo chính sách tín dụng thực thi một cách hiệu quả nhất.