0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số bài học kinh nghiệm vận dụng trong công tác QTRR, quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 47 -47 )

xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay:

37

- Thực tiễn nợ xấu hiện nay, thì vai trò của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

- Các NHTM phải hoàn thiện bộ máy QTRR tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư … Trong đó, cần phải có sự thích ứng, nhạy bén trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách QTRR trong từng thời điểm. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng ngân hàng. Ví dụ trong thời gian đầu thực hiện chuyển đổi mô hình, các NHTM chưa thể thực hiện ngay việc tập trung toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định tâp trung ở Hội sở chính kiểm soát do nguồn lực còn hạn chế.

- Xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.

- Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập DPRR. Việc phân loại nợ các NH nên quan tâm nhiều hơn đến tiêu chí định tính dựa vào giám sát dòng tiền, thiện chí trả nợ, khả năng trả nợ và xem xét TSĐB là nguồn trả nợ thứ yếu.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay như cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lại nợ, tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý góp phần giảm bớt chi phí kinh doanh cho khách hàng do không phải chịu lãi suất phạt quá hạn và được vay với lãi suất thấp hơn. Trong xử lý nợ nhất

38

cần có giải pháp cụ thể cho từng khoản nợ, tùy theo mức độ và khả năng thu hồi mà có cách ứng phó khác nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong phạm vi chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, tiếp cận tổng quan về nợ xấu, quản lý nợ xấu tại NHTM, nguyên nhân phát sinh và ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế cũng như tại các NHTM, kế thừa các đề tài nghiên cứu trước đây, tìm hiểu một số mô hình quản lý tín dụng tại một số ngân hàng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng để quản lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để đánh giá và phân tích của chương 2 về thực trạngquản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI

NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 47 -47 )

×