2.2.4.1. Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay.
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014.
Đvt: Tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
1 Ngắn hạn 30 0,57 42 0,70 85 1,42 2 Trung, dài hạn 11 1,21 10 0,93 10 0,55
Tổng cộng 41 0,66 53 0,74 95 1,21
Nguồn: Tổng kết HĐKD 2012-2014 Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014.
Nguồn: Phân tích số liệu HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Trong giai đoạn 2012 – 2014 thì nợ xấu ngắn hạn tăng dần hàng năm, xét về số dư tuyệt đối dư nợ xấu tăng từ 30 tỷ đồng lên đến 85 tỷ đồng, về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cùng loại tăng từ 0,57% lên đến 1,42% , nợ xấu tập trung ở các đối tượng khách là hộ nông dân SXKD các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại. Trong khi đó nợ xấu cho vay trung hạn được kiểm soát, biến động tăng, giảm là không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giữa nợ xấu trên dư nợ cùng loại cho giảm dần từ năm 2012 – 2014, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,21%, xuống còn 0,55% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung là 1,21%
0,57% 0,70% 1,42% 1,21% 0,93% 0,55% 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ
Ngắn hạn Trung, dài hạn
57
Điều này phản ánh Chi nhánh đã quản lý tốt đối tượng vay vốn trung hạn, mục tiêu tăng trưởng cho vay trung hạn có kiểm soát nợ xấu là hướng đi hoàn toàn hợp lý.
2.2.4.2. Cơ cấu nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012 -2014.
Đvt: Tỷ đồng, %
Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
1 DNNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00
2 DN NQD, HTX 6 3,02 19 10,63 30 18,57
3 Hộ gia đình, cá nhân 35 0,59 34 0,49 65 0,85
Tổng cộng 41 0,66 53 0,74 95 1,22
Nguồn: Tổng kết HĐKD 2012-2014 Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012 -2014.
Nguồn: Phân tích số liệu HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài những nguyên nhân khách quan từ môi trường, do hoạt động SXKD của doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ buộc phải dừng hoạt động, giải thể, phá sản… thì trong đó tồn tại nhưng nguyên nhân từ phía ngân hàng là quy trình cho vay, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, người vay sử dụng tiền vay không đúng mục đích nên việc thực hiện các cơ chế để tháo gỡ khó khăn theo các quy định của chính phủ, NHNN là không thực hiện được, làm cho nợ xấu đối tượng này tăng cao, công tác thu hồi chậm. Thời điểm cuối năm 2012 dư nợ xấu là 6 tỷ đồng,
58
chiếm tỷ lệ 3,02% so với dư nợ cùng loại thì đến năm 2014 dư nợ xấu tăng lên 30 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 18,57%.
Đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân, đây là đối tượng có những đặc điểm có hoạt động SDKD chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố rủi ro hệ thống, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời vận trong kinh doanh… Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này là mang tính đặc thù, thế mạnh của khách hàng này có số dư nợ xấu cao từ năm 2012 – 2014 lần lượt là 35, 34, 65 tỷ đồng, nhưng có tỷ lệ nợ xấu giữa nợ xấu trên tổng dư nợ cùng loại là rất thấp năm 2012 thì tỷ lệ này là 0,59%, năm 2013 là 0,49%, năm 2014 tỷ lệ này tăng lên 0,85%.
2.2.4.3. Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh tế.
Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu phân theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2012 -2014.
Đvt: Tỷ đồng, %.
T
T Chỉ tiêu DưNăm 2012 Năm 2013 Năm 2014 nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dưnợ Tỷ lệ
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 15 0,45 16 0,45 29 0,81 2 Thương mại, dịch vụ 12 0,75 20 1,10 45 2,48 3 Công nghiệp, xây dựng 4 1,44 7 2,32 6 1,96
4 Cho vay tiêu dùng 3 0,69 2 0,20 3 0,19
5 Ngành khác 6 1,28 8 1,69 12 2,32
Tổng 41 0,66 53 0,74 95 1,21
Nguồn: Tổng kết HĐKD 2012-2014 Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Biểu đồ 2.8: Tình hình dự nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 -2014.
59
Trong chính sách tín dụng, Chi nhánh đã và đang triển khai thực hiện đánh giá các các lĩnh vực đầu tư, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Với chính sách tín dụng đang triển khai và thực trạng nợ xấu hiện tại làm cho tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tếcó sự chênh lệch rất lớn.
-Đối với nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản nợ xấu năm 2012, 2013 được kiểm soát ở mức dư nợ xấu 15 tỷ đồng,16 tỷ đồng. Kết quả trên ngoài những nỗ lực trong các biện pháp ngăn chặn, xử lý thu hồi nợ thì việc thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo Quyết định 780/QĐ-NHNN, Chi nhánh đã triển khai thực hiện nghiêm túc đúng quy định, tuy nhiên trong thời gian cơ cấu lại dư nợ tình hình SXKD của khách hàng không cải thiện, khách hàng vẫn không có biện pháp nào để trả nợ ngân hàng làm nợ xấu năm 2014 tăng thêm 13 tỷ đồng (dư nợ xấu 29 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 0,81% so với dư nợ cùng loại. Trong đó nợ xấu tập ở đối tượng cho vay nuôi cá tra thịt chiếm tỷ trọng rất cao trong nhóm nợ xấu nói trên năm 2012, năm 2013 là 6 tỷ đồng đến năm 2014 nợ xấu đối tượng này tăng lên 16 tỷ đồng.
-Đối với nợ xấu nhóm ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh, từ năm 2012 – 2014 dư nợ xấu lần lượt là 12 tỷ đồng, 20 tỷ đồng, 45 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ nợ xấu lần lượt 0,75%, 1,10 %, 2,48% trên dư nợ cùng loại. Trong đó đối tượng cho vay có mức độ rủi ro cao làm nợ xấu tăng nhanh của nhóm ngành này là mua bán lúa gạo, nợ xấu tăng dần qua các năm từ năm 2012 là 1,5 tỷ đồng, năm 2013 lên 9,3 tỷ đồng và năm 2014 là 22 tỷ đồng.
-Đối với nhóm ngành công nghiệp, xây dựng nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do các doanh nghiệp chậm thu hồi công nợ, công trình chậm được quyết toán. Đặc biệt, trong thời gian gần đây giá sắt thép, vật liệu xây dựng tăng cao nên các doanh nghiệpxây dựng kinh doanh thua lỗ, không trả nợ đúng hạnlàm gia tăng nợ xấu. Xét về tỷ trọng nợ xấu so với dư nợ cùng loại thì nhóm này đang có tỷ lệ nợ xấu cao từ năm 2012–2014 tỷ lệ này lần lượt là 1,44%; 2,32%; 1,96%.
- Nhóm cho vay tiêu dùng, lĩnh vực cho vay này đang được Chi nhánh quan tâm đầu tư, mở rộng cho vay. Thực trạng các khoản nợ xấu cho thấy đây là khoản vay xây mới và sữa chữa nhà ở nguyên nhân phát sinh nợ xấu là tồn tại những yếu kém trong nhiều khâu của quá trình cấp tín dụng, nhất là đánh giá khả năng trả nợ của
60
khách hàng. Hiện nay, ở lĩnh vực này Chi nhánh tập trung cho vay phục vụ đối với khách hàng truyền thống, có nguồn thu nhập ổn định, có nhu cầu về vốn cho SXKD và các nhu cầu thiết yếu để phục vụ đời sống…đã làm dư nợ tăng trưởng nhanh từ đó tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ cùng loại đang giảm dần từ 0,69% năm 2012 xuống còn 0,13% năm 2014.
2.2.5. Xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Để thực hiện đúng nguyên tắc xử lý nợ xấu, sử dụng quỹ dự phòng để XLRR theo quy định của NHNN, của Agribank, đồng thời tăng tính chủ động trong công tác xử lý nợ xấu, trong thời gian qua tại chi nhánh thành lập nhiều bộ máy quản lý tín dụng. Đặc biệt, sự ra đời Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu cho thấy quyết tâm trong công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh, coi đây là nhiệm vụtrọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đổi mới trong cách nghĩ và cách làm của ban lãnh đạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong công tác xử lý nợ xấu, từđó hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu được nâng lên rõ rệt.
a/. Thành lập Hội đồng xử lý rủi ro
Hội đồng xử lý rủi ro chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát kết quả phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro hàng quý; Quyết định XLRR cho từng khoản vay trên cơ sở phân quyền của Agribank; xem xét và phê duyệt phương án thu hồi từng trường hợp khoản vay, khách hàng cụ thể; xem xét, đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã được xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng.
Hội đồng xử lý rủi ro làm việc theo nguyên tắc tập thể, xem xét và biểu quyết theo đa số, chịu trách nhiệm về quyết định XLRR theo đúng quy định của nhà nước. Có thể khẳng định, quy trình XLRR tại Chi nhánh thực hiện đúng quy trình, đảm bảo theo đúng quy định của Pháp luật cũng như hướng dẫn của Agribank. Qua đó, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu của Chi nhánh cũng được tăng cao, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nợ xấu, đồng thời đạt kết quả thu hồi nợ sau khi XLRR.
b/. Thành lập Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh
Nhiệm vụ của Tổ chỉ đạo là tổ chức triển khai, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh theo chỉ đạo của Chi nhánh cấp trên, Hội
61
sở chính cũng như theo phương án xử lý nợ xấu do Chi nhánh tự xây dựng, đảm bảo việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo đúng lộ trình, đạt được hiệu quả cao.
c/ Phân tích, đánh giá và đưa ra phương án xử lý nợ
Bảng 2.11: Kết quả thu hồi nợ xấu giai đoạn 2012 -2014.
Đvt: Tỷ đồng, %
Nguồn Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Biểu đồ 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu.
Nguồn: Phân tích số liệu HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
S
tt Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cộng Số
tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiSố ền trọngTỷ
1 - Đầu năm 46 41 53
2 - Phát sinh 53 78 160 291
3 - Thu nợ 58 100,00 66 100,00 117 100,00 241 100,00
+ Cơ cấu lại nợ 6 10,34 8 12,12 15 12,82 29 12,03 + Miễn, giảm lãi 3 5,17 8 12,12 16 13,68 27 11,20 + Thu nợ trực tiếp 28 48,28 26 39,39 37 31,62 91 37,76 + Xử lý bằng quỹ DP 12 20,69 11 16,67 14 11,97 37 15,35 + Biện pháp pháp lý 6 10,34 9 13,64 25 21,37 40 16,60 + Biện pháp khác 3 5,17 4 6,06 10 8,55 17 7,05
4 - Cuối năm 41 53 95
Cơ cấu lại nợ, 12,03% Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ, 11,20% Thu nợ trực tiếp, 37.76% Xử lý bằng quỹ dự phòng, 15,35 % Sử dụng biện pháp lý, 16,60% Các biện pháp khác, 7,05%
62
Để có được thành công trong công tác xử lý nợ xấu Chi nhánh rất quan tâm đến việc xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể theo từng khoản vay, trên cơ sở phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ để lựa chọn phương án tối ưu. Trong đó, Chi nhánh đang chú trọng sử dụng phương án xử lý TSĐB để thu hồi nợ xấu, căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong HĐTD, HĐTC, tùy từng loại TSĐB để tiến hành lựa chọn phương án xử lý phù hợp, vừa đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Chi nhánh đã phân quyền và giao tính chủ động xây dựng phương án, đề xuất xử lý cho các Agribank nơi cho vay, trong đó ưu tiên áp dụng biện pháp thỏa thuận xửlý TSĐB giữa chủ tài sản và ngân hàng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng thì trong thời gian thu hồi nợ phải có sự thống nhất giải quyết đối với một số trường hợpđặc biệt như số tiền thu về khi xử lý tài sản không đủ để trả nợ thì yêu cầu khách hàng nhận nợ và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với phần nợ còn thiếu sau khi xử lý tài sản, phương án miễn giảm lãi cho khách hàng, phương án xóa nợ cho khách hàng ...
Kể từ năm 2012, các biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh được đa dạng hơn, ngoài những biện pháp được xem là thế mạnh và hữu hiệu trong thời gian qua như việc thu hồi nợ trực tiếp từ nguồn trả nợ của khách hàng, xử lý tài sản bằng biện pháp thỏa thuận giữa người mua - người chủ sở hữu tài sản - ngân hàng ... Từ khi có chủ trương, cơ chế chính sách của NHNN, của Agribank, Chi nhánh đã thực hiện để xử lý nợ xấu nhiều biện pháp mới như cơ cấu lại dư nợ, chế độ miễn giảm tiền vay tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho khách hàng phục hồi SXKD và trả nợ ngân hàng.
Công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh trong thời gian qua có nhiều thành công nhất định, đã kiểm soát được nợ xấu. Cụ thể các biện pháp xử lý thu hồi nợ trong giai đoạn 2012 – 2014 tại Chi nhánh như sau:
- Cơ cấu lại dư nợ: căn cứ vào các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và Agribank, như Quyết định 780/QĐ – NHNN trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại dư nợ cho các khách hàng đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành, chặt chẽ về các điều kiện, đảm bảo mục tiêu thu hồi được nợ theo thời hạn đã cơ cấu, thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng tiềm kiếm cơ hội thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ được cơ cấu, cải thiện được nhóm nợ xấu (khi
63
thực hiện trả nợ theo thời hạn được cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 có thể được chuyển về nhóm 2) dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu, khả năng thu hồi nợ được cải thiện. Kết quả biện pháp này đã làm giảm 12,03% dư nợ xấu của chi nhánh với số tiền 29 tỷ đồng.
Miễn, giảm lãi tiền vay để tăng khả năng thu, căn cứ các Quy định của Agribank kèm theo Quyết 513/QĐ – HĐQT – TCKT, Quyết định số 209/QĐ-HĐTV- HSX. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình để tạo điều tháo gỡ khó khăn, chia sẻ một phần rủi ro khách hàng tăng khả năng thu hồi và đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ của Chi nhánh, kết quả đã thu hồi được 27 tỷ đồng nợ xấu, chiếm tỷ lệ 11,20% trong tổng các biện pháp xử lý.
- Kết quả xử lý nợ thông qua thu hồi trực tiếp, trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, chi nhánh thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng được ưu tiên đặt lên hàng đầu, kết quả biện pháp này chiếm tỷ lệ 37,76%, thu hồi 91 tỷ đồng. Đểđạt được kết quả trên CBTD, Tổ xử lý nợ xấu tại các chi nhánh chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng (nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công