Tình hình tổng dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 50)

Bám sát định hướng hoạt động Agribank, với nhiệm vụ của một NHTM nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân... Trong thời gian qua Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh góp phần mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế của địa phương, chi nhánh đã khẳng định được được uy tín, vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Đạt được kết quả trên Ban giám đốc Chi nhánh đã thực hiện mục tiêu phát triển tín dụng ngân hàng bền vững và hiệu quả; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành chiến lược kinh doanh…Đặc biệt quan tâm kiểm soát tín dụng, chủ động kết hợp kiểm soát tăng trưởng tín dụng với cơ cấu lại dư nợ để nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm soát cho vay các ngành, lĩnh vực kinh doanh có tỷ trọng dư nợ lớn, còn tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện nghiêm túc, đúng quy định chính sách tín dụng cho vay các nhóm đốitượng ưu tiên, hỗ trợ lãi suất như cho vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 11 tháng 4 năm 2010 của chính phủ Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 41/2010/NĐ-CP); Quyết định 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ( Quyết định 68/2013/QĐ-TTg); các đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và các mô hình kinh tế đặc thù, thuộc thế mạnh của từng địa phương. Đi đôi với việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống, SXKD có hiệu quả, bênh cạnh đó Chi nhánh còn chú trọng

40

tới công tác mở rộng quan hệ KH từ đó hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2012 – 2014 đạt được những thành công nhất định, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 - 2014.

Đvt: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng dư nợ 6.160 7.153 7.813

2 Số tăng, giảm tuyệt đối 1.597 993 660 3 Tốc độ tăng trưởng ( %) 17,33 16,11 9,23

Nguồn: Tổng kết HĐKD 2012-2014 Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Biểu đồ 2.1: Tình hình tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2014.

Biểu 1: Tình hình tổng dư nợ tín dụng.

Nguồn: Phân tích từ số HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là rất quan trọng đối với hầu hết các NHTM Việt Nam. Đối với Chi nhánh thì bằng nhiều nỗ lực trong chỉ đạo điều hành, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cũng đạt được kết quả nhất định, dư nợ cho vay tăng liên tục, năm 2012 tổng dư nợ cho vay đạt 6.160tỷ đồng, đến năm 2014 dư nợ tăng và đạt 7.813 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì lại có chiều hướng chậm lại, so với thời điểm cùng kỳ năm trước ( 31/12) thì năm 2012 tốc độ trưởng tín dụng 17,33% (dư nợ năm 2011 là 5.250 tỷ đồng), năm 2013 tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 16,11%, thì đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt

6.160 7.153 7.813 17.33 16.11 9.23 1.000 3.000 5.000 7.000 9.000 11.000 13.000 15.000 17.000 19.000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng dư nợ 2 Tốc độ tăng trưởng

41

9,23%, kết quả này thấp hơn so với tăng trưởng bình quân của Agribank và không đạt so với chỉ tiêu kế hoạch Chi nhánh đề ra là tăng trưởng 10%.

Kết quả tín dụng tăng trưởng chậm lại và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: thứ nhất, chi nhánh thực hiện cấu lại đối tượng cho vay theo thành phần và ngành nghề kinh tế, lựa chọn đối tượng vay vốn ít rủi ro; thứ hai, một số khách hàng truyền thống, đối tượng vay vốn thuộc thế mạnh của địa phương hiện đang phát triển chậm lại, hoặc luôn phải SXKD trong điều kiện chịu nhiều rủi ro; thứ ba, hiện nay mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, nhiều ngân hàng có chiến lược mở rộng, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, sản phẩm tín dụng, lãi suất tiền vay, để chiếm lĩnh thị phần, trong đó có những đối tượng vay vốn thuộc thế mạnh, thị trường riêng của Chi nhánh.

Tóm lại, hoạt động tín dụng trong giai đoạn này có nhiều thay đổi đáng kể, dư nợ tăng trưởng chậm lại, cơ cấu dư nợ có nhiều biến đổi. Xuất phát từ nguyên nhân do tác động từ yếu tố bên ngoài, do thay đổi nhu cầu vay vốn của khách hàng, nguyên nhân xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt, quan tâm cơ cấu lại dư nợ tín dụng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý, kết hợp cho vay SXKD với các sản phẩm cho vay khác; ưu tiên cho vay khách hàng truyền thống có quan hệ vay vốn tốt, tài chính ổn định, lĩnh vực kinh doanh an toàn; mở rộng và kiểm soát cho vay trung hạn để tăng lợi thế cạnh tranh chiếm giữ khách hàng và hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 50)