Nhóm nguyên nhân khác từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 88)

- Hệ thống văn bản pháp quy, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu nhưng còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế (ví dụ như quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá…), đồng thời còn rất chậm trễ trong việc chỉnh sửa, bổ sung. Mặt khác, một số quy định, hướng dẫn của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành còn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ hoặc gây cản trở cho công tác xử lý nợ xấu cho ngân hàng

Bên cạnh, môi trường pháp lý nêu trên, thì hiện nay ngân hàng thiếu được quan tâm chưa được hỗ trợ từ các ban ngành và chính quyền địa phương. Nhiều chủ trương, chính sách của Chính phủ quy định có sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương và NH trong việc triển khai thực hiện, nhưng trên thực tế phần lớn ngân hàng là đơn vị độc lập trong hoạt động của mình. Từ đó khi xảy ra những vướng mắc liên quan gữa khách hàng và ngân hàng, ngân hàng với tòa án, thi hành án chưa được tháo gỡ kịp thời, nhất vấn đề liên quan đến xử lý TSĐB, nhiều trường hợp khởi kiện tòa án không thụlý, đình chỉ, nếu thuận lợi thì khi khởi kiện đến khi thi hành án xử lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợkéo dài từ 2 – 4 năm.

- Vẫn tồn tại can thiệp của các cơ quan nhà nước tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong những năm trước đây, việc tồn tại các hoạt động cho vay theo chỉ định của chính phủ đã gây rủi ro lớn cho chi nhánh ( như cho vay mua nông sản để bình ổn giá, cho vay đi XKLĐ có thời hạn, cho vay khắc phục hậu quả thiên tai …) hiện nay tại chi nhánh còn tồn đọng khoản nợ này khá lớn, trong đó cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn, nợ đã quá hạn trong khi khách hàng thiếu ý thức trả nợ, rất khó khăn trong việc thu hồi. Với vai trò của NHTM nhà nước trong việc thực hiện chủ trương, chính sách tín dụng phát triển kinh tế địa phương thì việc can thiệp, yêu cầu và

78

gây áp lực trong việc cho vay từ các ban ngành, chính quyền địa phương là điều khó tránh khỏi nhất là khi chính phủ có chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn ( cơ cấu nợ, khoanh nợ...) làm cho việc thực hiện chính sách này không đạt hiệu quả tích cực nhất.

- Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ phía NHNN, thực trạng cho thấy hoạt động giám sát của NHNN trên địa bàn chỉ dừng lại ở việc theo dõi thông tin từ các báo cáo định kỳ do chính các NHTM cung cấp, việc xử lý và phân tích thông tin chưa được chú trọng, tính chính xác chưa cao, chưa thật sự đảm bảo theo đúng ý nghĩa của việc giám sát của NHTM một cách thường xuyên liên tục. Hoạt động giám sát của NHNN chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm những rủi ro cho các NHTM.

- Nguồn thông tin còn hạn chế, chất lượng thông tin chưa cao. Nguồn thông tin chính NH có thể thu thập được để khai thác thông tin tín dụng hiện nay là Trung tâm CIC, còn lại phần lớn thông tin thu thập từ khách hàng, thông tin từ bên ngoài thường thiếu chính xác, không kịp thời, khó có thể dự báo được những khó khăn của nền kinh tế cũng như của lĩnh vực khách hàng tham gia...

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng, diễn biến nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể là:

- Phân tích, đánh giá khái quát tình hình hoạt độngtín dụng, diễn biến nợ xấu, kết quả các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh để làm rõ thực trạng công tác quản lý nợ trong thời gian qua.

- Đồng thời qua phân tích, lý giải được thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá của mình về công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh bao gồm cả những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

79

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 88)