Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 86)

- Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích nhất là đối tượng kinh doanh hàng nông sản khi thương lái (khách hàng vay vốn) ký nhận hợp đồng với công ty, đơn vị xuất khẩu sẽ được nhận khoản tiền ứng trước cho hợp đồng, khi nhận tiền khách hàng đã sử dụng vào mục kinh doanh khác, như đầu tư mua sắm phương tiện kinh doanh, đầu tư bất động sản, cho vay lại giữa những thương lái với nhau... khi đến hạn thực hiện hợp đồng nguồn tiền kinh doanh chưa thu hồi được, có khi việc cho vay lại đã bị chiếm dụng, lừa đảo làm cho khách hàng phải tìm nguồn khác với lãi suất lớn hơn để thực hiện hợp đồng đã ký.

- Phần lớn khách hàng vay vốn luôn muốn SXKD có hiệu quả; thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, các điều khoản đã thỏa thuận trong HĐTD, nguyên nhân không trả được nợ là khách quan. Thì cũng tồn tại không ít khách hàng vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phải làm lại thủ tục, vừa mất thời gian vừa tốn kém ít chi phí. Bên cạnh đó việc sử dụng tiền vay vào những dự án SXKD, có thời hạn thu hồi vốn khác nhau trong khi việc định kỳ trả nợ một kỳ làm cho trả nợ gốc cũng không đúng kỳ hạn.

- Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Khi người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân vì hiện nay tình trạng

76

trong một hộ khẩu có rất nhiều thành viên từ 2 đến 3 thế hệ cùng sống chung, chưa có sự tách bạch về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản nhất là quyền sử dụng đất.

- Do nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. Cụ thể, đối với khách hàng nuôi cá tra thịt và mua bán lúa gạo, về sản phẩm của 02 đối tượng này phần lớn là thị trường xuất khẩu trong khi người nuôi là đơn lẻ, tự phát ngoài việc việc sản phẩm làm ra thiếu chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn quy định của thị trường, làm cho hàng hóa khó tiêu tiêu thụ được hay phải chịu bán với giá thấp làm cho kinh doanh thua lỗ vẫn đến mất khả năng khả nợ ngân hàng.

- Hiện nay, đang có nhiều đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhưng chưa có gắn kết chặt chẽ giữa các bên tham gia, nhất là vai trò của ban ngành, chính quyền địa phương. Mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân, người thu mua nông sản và doanh nghiệp đã được thực hiện khá lâu, tuy nhiên, mô hình liên kết này thiếu tính bền vững khi các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam kết do chạy theo các lợi ích ngắn hạn trước mắt, chẳng hạn khi giá thành sản phẩm trên thị trường cao, người nông dân không tuân thủ các hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký kết trước đó với doanh nghiệp liên kết, mà bán sản phẩm với giá thành cao hơn cho doanh nghiệp ngoài liên kết; còn khi nông sản bị rớt giá, doanh nghiệp không tuân thủ các ký kết trước đó với người nông dân, mà đòi mua sản phẩm theo giá sàn chung của thị trường…Các cam kết không thực hiện đúng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng trả ngận hàng.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo ngân hàng: Trong quan hệ với ngân hàng nếu khách hàng có đạo đức, ý thức trả nợ kém thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp có chủ đích lừa đảo ngân hàng thường thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm dẫn đến tiền vay luân chuyển trong nội bộ các công ty, hay đối với khách hàng là hộ nông dân có nhiều mô hình SXKD hỗn hợp như nuôi sản xuất, nuôi cágiống, cá tra thịt; mua lúa tạm trữ, mua và bán lại cho các thương lái khác, bán cho các công ty xuất

77

khẩu… những đối tượng này có nhu cầu vốn, vòng quay khác nhau nếu khách hàng không trung thực, minh bạch trong sử dụng vốn thì ngân hàng khó có điều kiện, khả năng quản lý các khoản vay này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 86)