Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 101)

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì cần tăng cường cán bộ làm trực tiếp của phòng tín dụng cùng phối hợp kiểm tra; thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

91

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, như vậy sẽ rất tốn kém về thời gian và chi phí cho ngân hàng. Đa phần việc kiểm tra, kiểm soát hiện nay chỉ tập trung vào giai đoạn sau khi cho vay, nên khi phát hiện rủi ro ngân hàng vẫn phải có chịu tổn thất một phần. Do đó hoạt động kiểm tra, kiểm soát Chi nhánh nên có những thay đổi về nội dung và hình thức, cần thực hiện kiểm tra ngay trong giai đoạn thẩm định hồ sơ. Song song với việc giám sát, kiểm tra khách hàng, việc giám sát hành vi của CBTD và lãnh đạo ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi CBTD móc ngoặc với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản cầm cố, thế chấp lên quá cao so với thực tế để được vay vốn theo yêu cầu của khách hàng.

- Nhân viên kiểm tra, kiểm soát phải thực sự có bản lĩnh, cả về trình độ nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ. Vì một khi làm việc tại chi nhánh, công việc của nhân viên kiểm soát và CBTD, đôi khi mâu thuẫn nhau. CBTD thì muốn đạt chỉ tiêu, muốn hồ sơ tiến hành nhanh để vừa lòng khách hàng, đôi khi lại quên đi công tác kiểm soát rủi ro. Nhân viên kiểm tra, kiểm soát tại chinhánh phải thực sự hiểu biết, tạo lòng tin cho CBTD và phải dung hòa được các mối quan hệ với các bộ phận khác, và kể cả đối với Giám đốc chi nhánh nơi cho vay, tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 101)