0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tình hình chung về nợ xấu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 65 -65 )

Từ năm 2012 đến nay, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã có nhiều thay đổi đáng kể, Ban lãnh đạo đã quan tâm hơn đến chính sách quản lý RRTD, với nguyên tắc tín dụng tăng trưởng ổn định, bền vững đảm bảo phải phòng ngừa rủi ro, kiểm soát được nợ xấu. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng nợ xấu tăng lên là điều có thể dễ dàng nhìn thấy, bởi môi trường kinh doanh hiện tại rất khó khăn, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, đầu tư công giảm, chi phí đầu vào tăng, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn vay để hy vọng phục hồi sản xuất, mặt khác khi khách hàng có thiện chí trả nợ thì việc phải tự bán tài sản thế chấp cũng gặp không ít khó khăn, từ đó nợ xấu gia tăng là một tất yếu.

Bảng 2.7: Tình hình tổng dư nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014.

ĐVT: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng nợ xấu 41 53 95

2 Tổng dư nợ 6.160 7.153 7.813

3 Tỷ lệ nợ xấu ( %) 0,66 0,74 1,21 Nguồn: Tổng kết HĐKD 2012-2014 Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

55 41 53 95 0,66 0,74 1,21 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 20 40 60 80 100

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.5. Tình hình tổng dư nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014

Nguồn: Phân tích số liệu HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Trong giai đoạn này dư nợ tín dụng tại Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng chậm lại, trong khi đó nợ xấu lại phát sinh tăng, qua tìm hiểu thực thế cho thấy phần lớn nợ xấu phát sinh từ những khoản vay cũ, những đối tượng vay và khách hàng truyền thống, nợ xấu tập trung theo một vài chi nhánh nơi cho vay và theo các ngành kinh tế như ngành xây dựng, nuôi trồng thủy sản, mua bán lúa gạo…trong đó những nguyên nhân chính do tác động môi trường bên ngoài, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp là thì trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định; nguyên nhân thuộc về người vay vốn thiếu khả năng quản lý thực hiện dự án, thua lỗ kéo dài nhưng vẫn dùng nhiều biện pháp để được vay vốn, tiếp tục thực hiện dự án với hy vọng thị trường SXKD trong tương lai sẽ phát triển hơn; nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng, một vài chi nhánh nơi cho vay thực hiện chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, trình độ và khả năng quản lý trình tín dụng của CBTD, các bộ quản lý nợ còn nhiều hạn chế, còn chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, bỏ qua những quy định để kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng.

Diễn biến nợ xấu từ năm 2012 đến năm 2014 tại Chi nhánh có nhiều biến động tăng, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu. Năm 2012, dư nợ xấu là 41 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,66% trên tổng dư nợ đang lưu hành, thì đến năm 2014 số dư nợ xấu là 95 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,21%. Kết quả tỷ lệ nợ xấu các năm qua tuy được khống chế ở mức cho phép của Agribank và quy định của NHNN, nhưng thực trạng nợ xấu có tốc độ phát triển nhanh, hay tồn tồn đọng các khoản nợ xấu khó thu hồi điều này là một vấn đề

56

đáng lo ngại cho Chi nhánh. Để làm rõ hơn các vấn đề về nợ xấu, ta phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu theo các cơ cấu sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 65 -65 )

×