Việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo các điều kiện, nguyên tắc, quy định các mức giới hạn, tỷ lệ an toàn trong cho vay được quy định cụ thể của Agribank, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, đồng thời giải quyết được thực trạng nợ xấu tại Chi nhánh. Trong thời gian tới Chi nhánh cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng cho phù hợp:
- Tại Chi nhánh, cần tách bạch bộ phận tín dụng gồm bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý nợ. Bộ phận thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay của Agribank phù hợp với từng loại cho vay, thu thập thông tin cần thiết theo từng loại khách hàng và mục đích vay vốn tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình đề xuất cho vay; Bộ phận quản lý khoản vay có nhiệm vụ tác nghiệp trên hệ thống, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng, nhắc nhở thu nợ…) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc Chi nhánh. Như vậy sẽ đảm bảo sự kiểm tra, giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo các quyết định tín dụng được nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
- Qua kết quả phân tích trên cho thấy phần lớn đối tượng khách hàng của chi nhánh là hộ nông dân, tập trung sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề truyền thống của địa phương, đồng thời xét về mạng lưới hoạt động, khối lượng công việc CBTD hiện tại thì việc tổ chức cho vay qua tổ vay vốn ( Hội nông dân, Hội phụ nữ ), cho vay các tổ liên kết trong sản xuất, kinh doanh, mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên để hoạt động cho vay này trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả, giảm bớt khối lượng công việc cho CBTD khi triển khai thực hiện Chi nhánh cần học tập, rút kinh nhghiệm những tồn tại, số hạn chế từ các Chi nhánh Agribank của một số tỉnh bạn đã triển khai thực hiện. Trong đó cần giải quyết tốt một số vấn đề trong phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và cán bộ ngân
83
hàng; thường xuyên rà soát đánh giá chất lượng của các tổ trưởng để kịp thời thay thế hay tập huấn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức, văn bản của ngân hàng có liên quan đến công việc; cần có những quy định chặt chẽ về điều kiện vay vốn, giải ngân và giám sát sau khi cho vay.
- Thành lập Tổ xử lý nợ chuyên trách, tổ chức hoạt động thống nhất từ Chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh trực thuộc, đảm bảo quy trình xử lý có trình tự, đúng quy định của pháp luật. Các thành viên của Tổ xử lý nợ sẽ chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu và không trực tiếp tham gia cho vay. Điều này sẽ tránh được tình trạng do thân quen nên CBTD có thể bỏ qua một vài bước trong quy trình tín dụng hoặc không muốn cho mọi người biết các khoản cho vay của mình là không tốt, đề xuất cho cơ cấu lại dư nợkhông đúng tính chất nợ.
+ Tổ xử lý nợ chi nhánh tỉnh là đầu mối triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn của Hội sở chính tới thành viên tổ xử lý nợ tại chi nhánh tỉnh và đến các tổ trưởng Tổ xử lý nợ tại chi nhánh trực thuộc. Mặt khác, tổ xử lý nợ chi nhánh tỉnh cũng phải thường xuyên liên hệ với Ban Quản lý tín dụng của Hội sở chính để nhanh chóng nắm bắt được định hướng xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho quá trình xử lý nợ kịp thời, đúng quy định và ít tốn thời gian, chi phí.
+ Tổ xử lý nợ tại chi nhánh trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức triển khai, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của Chi nhánh tỉnh, cũng như theo phương án xử lý nợ xấu do Chi nhánh tự xây dựng, đảm bảo việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo đúng lộ trình, đạt được hiệu quả cao nhất. Thường xuyên liên hệ và xin ý kiến chỉ đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.