Trên cơ sở sau khi đã phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp xử lý thu hồi thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Trong đó biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng đang được xem là biện pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất hiện nay. Để đạt được điều này chi nhánh cần:
- Chủ động phối hợp cùng khách hàng rà soát các khoản công nợ phải thu, các tài sản không còn nhu cầu sử dụng... để hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi công nợ, tự xử lý tài sản hợp pháp mà khách hàng không còn nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả nhằm tạo nguồn vốn trả nợ vay ngân hàng. Để có thể đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phải thực sự khôn khéo, linh hoạt trong cách ứng xử để tạo lòng tin đối với khách hàng, giúp họ nhận thức được việc thanh toán dứt điểm nợ vay ngân hàng vừa là nghĩa vụ nhưng cũng vừa là giúp cho chính khách hàng thoát được khỏi áp lực của việc trả nợ quá hạn.
- Tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị thực của các TSĐB và tiến hành phân loại các tài sản đó trên 3 phương diện: tính sở hữu, tính pháp lý và khả năng phát mại/chuyển nhượng trên thị trường để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp. Ngân hàng cần tiếp tục ưu tiên biện pháp xử lý tài sản theo phương thức thỏa thuận, vì đây là phương thức xử lý nếu được sẽ rất thuận tiện, ngân hàng sẽ nhanh chóng thu hồi được
93
nợ vay, còn đối với khách hàng được đảm bảo quyền lợi, được thỏa thuận giá cả và thời gian giao dịch.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, điều quan trọng là Chi nhánh cần xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn đối với tất cả các đối tượng từ cán bộ ngân hàng đến các cơ quan tổ chức, đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ ngân hàng…