đào tạo trong chương trình THPT chất lượng cao tại Hà Nội
Chương trình đào tạo chất lượng cao được thiết kế đặc biệt, áp dụng những tiêu chuẩn của giáo dục chuẩn quốc tế, do vậy cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với điều kiện giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, chương trình chất lượng cao vẫn chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó khi chưa giúp phát triển tư duy của học sinh một cách tối đa. Các môn học bắt buộc còn mang nặng tính lý thuyết, những môn học cần quan sát thực tế như hóa học, vật lí, sinh học,… lại ít có cơ hội làm thí nghiệm để hiểu rõ lí thuyết và áp dụng chúng vào thực tế. Học sinh vẫn còn phụ thuộc vào kiến thức trong sách giáo khoa nhiều, chưa độc lập suy nghĩ hay thoát ly ra khỏi phạm vi lớp học.
Kết quả đánh giá thực trạng nội dung chương trình đào tạo của chương trình đào tạo chất lượng cao ở các trường THPT trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Nội dung chương trình đào tạo”
STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Khoảng cách
(T-M) Kết quả
1
Chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng quốc tế. 4,3 2,9 -1,4 Rất không hài lòng
2 Các môn học bắt buộcđem lại nền tảng kiến thức vững chắc.
4,0 3,0 -1,0 Chưa hàilòng
3 Các môn học bổ trợhợp lí, thú vị. 4,0 2,8 -1,2 không hàiRất lòng
5 Chương trình pháttriển tố chất tư duy sáng tạo của học sinh.
4,2 2,6 -1,6 không hàiRất lòng 6 Chương trình phát triển khả năng tự học của học sinh. 4,2 2,7 -1,5 Rất không hài lòng
Trung bình cộng 4,1 2,8 -1,3 không hàiRất
lòng
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Nội dung chương trình đào tạo” nằm trong khoảng (-1,0) đến (> -2,0) điểm, ở mức lớn.
• Khoảng cách cao nhất giữa thực trạng so với mong đợi về Nội dung chương trình đào tạo là (-1,6 điểm) dành cho biến Chương trình phát
triển tố chất tư duy sáng tạo của học sinh.
• Nhân tố “Nội dung chương trình đào tạo” chưa đáp ứng được sự hài lòng từ phía người thụ hưởng chương trình đào tạo; ba biến Chương
trình phát triển tố chất tư duy sáng tạo của học sinh, Chương trình phát triển khả năng tự học của học sinh và Chương trình đào tạo được thiết kế hiện, đại, phù hợp với xu hướng quốc tế có mức độ hài lòng kém nhất
trong các biến, cần được cải thiện nhiều trong thời gian tới.
“Mặc dù chương trình có xu hướng thiết kế theo xu hướng quốc tế song về sách giáo khoa vẫn chưa đạt yêu cầu, cần phải có lộ trình và đào tạo cơ bản từ gốc (chưa mang tính hệ thống)”, Bà Nghiêm Hồng Hoàng - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú.
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu