Đặc điểm của chương trình THPT chất lượng cao ở Hà Nội

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 44)

3.1.3.1 Đặc điểm chung của chương trình đào tạo chất lượng cao ở bậc THPT tại Hà Nội

Chương trình đào tạo chất lượng cao là chương trình thí điểm lấy cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao làm trọng tâm. Mặc dù nội dung chương trình đào tạo cũng giống như các chương trình đào tạo THPT khác, sử dụng bộ sách giáo khoa giống nhau nhưng được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhu cầu người học, tăng cường các môn ngoại ngữ, chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ nét, toàn diện được giữ vững, đội ngũ giáo viên chuyên môn giỏi, nhiệt tình cùng nhiều dịch vụ phụ trợ. Chương trình đào tạo chất lượng cao đang được áp dụng thí điểm ở 12 trường THPT công lập và ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội. Do thành phố chưa có cơ chế tài chính chung cho mô hình trường chất lượng cao nên việc thu chi của từng trường phụ thuộc vào quy định của UBND các quận/ huyện. Theo đó một số trường đã được phép thu học phí cao do được phép tự chủ tài chính.

Hiện nay, ở các trường THPT đang tồn tại hai hình thức chất lượng cao: một là chương trình đào tạo chất lượng cao do Nhà nước hỗ trợ hoạt động, hai là chương trình đào tạo chất lượng cao được hình thành dựa trên sự hợp tác giữa Nhà nước và nhân dân. Các trường THPT áp dụng mô hình CLC được Nhà nước hỗ trợ về tài chính bao gồm các trường THPT chuyên như THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ,... nên có mức học phí trung bình. Muốn theo học theo chương trình CLC này, học sinh phải thi thêm môn Ngoại ngữ điều kiện và môn chuyên tương ứng bên cạnh kì thi THPT đại trà toàn thành phố. có thể đăng ký thi các môn chuyên khác nhau của hai trường khác nhau với điều kiện các môn chuyên thi không trùng nhau. Các chương trình được Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng do không có cơ chế chính sách hỗ trợ nên có mức học phí cao hơn nhiều so với các chương trình đào tạo THPT truyền thống.

Khác với các chương trình đào tạo truyền thống trên địa bàn Hà Nội, đội ngũ giáo viên được chọn lọc kĩ càng, có kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như tư chất sư phạm cao. Giáo viên được yêu cầu phải có thái độ nghiêm túc và tích cực trong công tác giảng dạy, cởi mở tiếp nhận cái mới, nghiên cứu sáng tạo ra các phương pháp giảng dạy mới để tạo nên những hình thức học tập mới để nâng cao sự tương tác giữa giáo

viên và học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên quan tâm sâu sát đến tâm lí, thái độ của học sinh trong quá trình học tập cũng như có hình thức đánh giá kết quả học tập phù hợp với nội dung giảng dạy và đúng với năng lực học sinh. Không chỉ có trách nhiệm truyền tải các nội dung cần thiết trong sách giáo khoa, chương trình chất lượng cao còn chú trọng vào giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Về nội dung chương trình đào tạo, mặc dù sử dụng chung một bộ sách giáo khoa với các chương trình đào tạo thông thường nhưng được thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng quốc tế, chú trọng vào phát triển tố chất tư duy sáng tạo, khả năng tự học của học sinh qua các môn học bổ trợ, ngoại khóa. Phương pháp giảng dạy trong chương trình chất lượng cao có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến xây dựng bài học, phát biểu quan điểm cá nhân, thông qua các hình thức trình chiếu sử dụng trang thiết bị hiện đại.

Để theo học chương trình chất lượng cao, học sinh không chỉ học giỏi, đạt điểm chuẩn đầu vào trường cao mà gia đình còn có điều kiện hỗ trợ các em tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa, góp phần phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, giúp học sinh định hướng dần mục tiêu trong tương lai.

Là chương trình được Thành phố Hà Nội đầu tư tài chính lớn, chương trình đào tạo chất lượng cao bậc THPT đều có cơ sở vật chất hiện đại, phòng học rộng rãi thoáng mát, giáo cụ trực quan đầy đủ và hiện đại, cơ sở hạ tầng như nhà thể chất, sân chơi, sân bóng rổ, cầu lông, thư viện,... cũng được đưa vào sử dụng.

Bên cạnh chương trình giáo dục trên lớp, nhà trường còn có nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu và hợp tác quốc tế với các trường phổ thông, đại học và nhiều tổ chức trên thế giới, có những mối quan hệ tốt đẹp với các trường đại học, cao đẳng và trung học tại các nước phát triển.

3.1.3.2 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam là một trường trung học phổ thông công lập của thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1985. Ngày nay, trường là một trong số các trường trung học phổ thông nổi tiếng nhất thành phố Hà Nội và được đánh giá là một trong số các trường trung học có chất lượng giáo dục cao nhất Việt Nam. Trường đã được ghi nhận về những thành thích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên trong cách giáo dục của trường với nhiều học sinh đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước như Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các kỳ thi quốc tế khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới.

Hệ phổ thông trung học kéo dài ba năm từ lớp 10 đến lớp 12. Để theo học tại trường, ngoài việc trải qua kì thi tuyển chọn chung vào THPT công lập do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức gồm 2 môn Toán và Ngữ văn, học sinh tốt nghiệp lớp 9 phải thi thêm môn Ngoại ngữ điều kiện, muốn vào được lớp chuyên sẽ phải thi thêm môn chuyên tương ứng. Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Anh (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên. Các thí sinh chỉ đăng kí xét tuyển vào các lớp không chuyên sẽ thi hai môn Toán Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này. Học sinh đăng ký nguyện vọng tại hai trường có cùng 1 môn chuyên, xếp thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Trong các năm học từ năm học 1985 - 1988 cho đến năm học 2011 - 2012, khối phổ thông trung học được chia làm 2 hệ: Hệ chuyên và hệ không chuyên. Trong các hệ chuyên, ngoài việc học các môn học chính, học sinh sẽ được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên trong các lớp chuyên thuộc khối THPT. Các học sinh chuyên giỏi sẽ được tham gia cuộc thi tuyển chọn đội tuyển học sinh chuyên và được đầu tư học môn chuyên để dự các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Khác với hệ chuyên, hệ không chuyên không có việc dạy tăng cường các môn chuyên, tuy nhiên vẫn đề cao một số môn học trong chương trình trung học phổ thông. Cho đến năm học 2011 - 2012, trường THPT Hà Nội - Amsterdam có 36 lớp chuyên, mỗi lớp có 30-40 học sinh. Về cơ sở vật chất, hiện tại học sinh trường THPT Hà Nội - Amsterdam đang được học tập tại cơ sở mới với kinh phi hơn 25 triệu USD với hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia: 4 dãy nhà 4 tầng khang trang, hiện đại, lớp học có đầy đủ bàn ghế, tủ sách, ti vi, nhà thể chất, bể bơi, sân bóng đá, sân tennis, đường chạy,...

Ngoài việc học tập trên lớp, nhà trường luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội (thăm làng trẻ Hòa Bình, thăm và tặng quà bệnh nhân ở bệnh viện Nhi Hà Nội,...) và các hoạt động ngoại khóa do học sinh tự tổ chức.

Tuy nhiên học phí của trường chỉ thu ở mức 30.000đ/tháng, ngoài ra còn có các dịch vụ phụ trợ khác phải đóng riêng như tuyến xe buýt của trường, ăn trưa,...

3.1.3.3 Trường THPT Phan Huy Chú

Trường THPT Bán công Phan Huy Chú được thành lập vào năm 1997, là trường bán công bậc trung học phổ thông đầu tiên trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, được thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, thực hiện cơ chế tự hạch toán. Hiện nay, trường THPT Phan Huy Chú là một trong những trường thực hiện thí điểm mô hình trường CLC từ khá sớm. Năm học 2008 - 2009, trường thí điểm 2 lớp CLC. Những

năm tiếp theo, trường tiếp tục mở rộng quy mô lớp CLC theo yêu cầu, hiện nay cả trường có 14 lớp CLC trên tổng số 32 lớp. Tiền học trung bình là 1,2 đến 1,6 triệu đồng/tháng, mức học phí lớp cao nhất là 2,4 triệu đồng/tháng, cao gấp 3-4 lần tiền học của các lớp không áp dụng mô hình chất lượng cao, chưa kể đến các dịch vụ phụ trợ khác được thu riêng như ăn trưa,... Mục tiêu của trường sẽ phát triển thành 100% số lớp là lớp CLC với đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên môn cao, tâm huyết, tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao (trung bình 95%)

Học sinh có nguyện vọng theo học tại trường chỉ cần đạt điểm chuẩn vào trường trong kì thi đầu vào THPT chung do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hàng năm. Chương trình học tập được phân ban thành ban Tự nhiên và ban Xã hội. Ban tự nhiên gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh,... Ban Xã hội sẽ học nặng về các môn xã hội như Ngữ Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Đặc biệt, trường THPT Phan Huy Chú là một trong những trường THPT đầu tiên của thành phố có tổ chức lớp phân ban C để phục vụ học sinh muốn thi đại học khối C. Tùy theo phân chia thời khóa biểu mà có những hôm học 2 buổi 1 ngày. Các lớp CLC sẽ học thêm vào buổi lệch với các buổi học chính, học tăng cường những môn học thuộc ban của mình.

Về cơ sở vật chất, trường được UBND Thành phố Hà Nội đầu tư hơn 41 tỉ đồng để xây mới nhà học 5 tầng, nhà giáo dục thể chất; căng tin, cải tạo nhà Hiệu bộ, các công trình hạ tầng phụ trợ và trang thiết bị dạy học. Ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp đã chính thức được đưa vào sử dụng từ năm học 2012- 2013. Tất cả phòng học, phòng họp của trường được trang bị màn hình LCD cỡ lớn, hệ thống cây nước tinh khiết, hệ thống loa nhắc việc, cây xanh trải khắp hành lang và hệ thống camera hiện đại.

Trường Phan Huy Chú là một trong số ít trường có thư viện đạt thư viện xuất sắc với 18.000 đầu sách có giá trị, hệ thống phòng đọc được lắp điều hòa, có các máy tính nối mạng và phần mềm để tra cứu, tìm sách trên máy tính. Không chỉ là nơi nghiên cứu tài liệu, học tập của giáo viên và học sinh, Thư viện nhà trường còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa sáng tạo để thu hút nhiều học sinh về với văn hóa đọc, điều mà hiện nay nhiều thư viện chưa làm được.

3.1.3.4 Trường THPT Phan Đình Phùng

Ra đời ngay sau những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (ngày 10-3-1973) trường THPT Phan Đình Phùng đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh Thủ đô. Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển được sự quan tâm của Thành phố và các cơ quan có liên quan, cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ giáo viên và học sinh, trường THPT Phan Đình Phùng đã đạt được những thành tựu nổi bật về giáo dục toàn diện.

Giống như nhiều trường THPT khác trên địa bàn, học sinh đăng kí nguyện vọng I tại trường, sau khi trải qua kì thi đầu vào THPT và có điểm cao hơn mức điểm chuẩn của trường sẽ được theo học tại trường. Năm 2013, điểm chuẩn của trường là 49,5 điểm. Hiện tại trường có 36 lớp, trong đó có 6 lớp quốc tế áp dụng mô hình đào tạo chất lượng cao với học phí 2 triệu đồng/tháng. Ở các lớp quốc tế, học sinh sau khi trúng tuyển kì thi THPT vào trường sẽ thi thêm tiếng Anh để được xếp lớp tùy theo trình độ. Lớp học cố định suốt 3 năm học, được trang bị phòng điều hòa, máy chiếu, máy tính và một số thiết bị khác phục vụ cho công tác giảng dạy, được sắp xếp học tăng cường các môn ngoại ngữ, toán và một số môn theo ban tương ứng. Sĩ số không quá 30 học sinh khi học tăng cường. Kiểm tra định kì thường xuyên trong quá trình học, các bài kiểm tra tiếng Anh được đánh giá theo tiêu chuẩn IELTS. Các lớp giao tiếp tiếng Anh được tổ chức dưới sự giảng dạy của người bản xứ, cùng với các buổi giao lưu với học sinh nước ngoài.

Bảng 3.1 Ba trường THPT áp dụng mô hình đào tạo chất lượng cao tại Hà Nội được lựa chọn để tiến hành điều tra

THPT Hà Nội - Amsterdam THPT Phan Huy Chú THPT Phan Đình Phùng Năm thành lập 1985 1997 1973 Hình thức tuyển sinh vào lớp CLC Thi THPT + Ngoại ngữ

điều kiện + môn chuyên Thi THPT

Thi THPT + Tiếng Anh

Tổng số lớp 52 lớp 32 lớp 36 lớp

Số lớp áp dụng

mô hình CLC 37 lớp 14 lớp 6 lớp

Phân ban Không phân ban Ban A, C, D Ban A, D

Quy mô lớp 30-40 học sinh 20-30 học sinh 20-30 học sinh Học phí lớp CLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đồng/tháng) 30.000 1.200.000 -1.600.000 2.000.000

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 44)